92/38, Đường số 12, Khu phố 18, P.Bình Hưng Hòa, Q.Bình Tân, Tp.Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Van Công Nghiệp Là Gì? Các Loại Van Công Nghiệp, Ứng Dụng Và Cách Hoạt Động

  • 14/07/2025
  • Van Công Nghiệp Là Gì? Các Loại Van Công Nghiệp, Ứng Dụng Và Cách Hoạt Động

    Van công nghiệp là một thiết bị tuy nhỏ nhưng lại đóng vai trò không thể thiếu trong vận hành của rất nhiều hệ thống đường ống hiện đại ngày nay. Từ các nhà máy sản xuất quy mô lớn cho đến hệ thống cấp thoát nước dân dụng, van công nghiệp luôn xuất hiện với vai trò quan trọng, giúp kiểm soát dòng chảy của lưu chất một cách an toàn và tối ưu.

    Vậy van công nghiệp cụ thể là gì, có những loại nào, cách thức hoạt động ra sao, và thường được ứng dụng trong những lĩnh vực nào? Hãy cùng Phuc Minh Engineering khám phá chi tiết qua bài viết sau đây.

    Van công nghiệp

    Van Công Nghiệp Là Gì? Chức Năng, Phân Loại Cơ Bản Của Van Công Nghiệp

    Định Nghĩa Van Công Nghiệp

    Van công nghiệp là thiết bị cơ khí chuyên dụng, được lắp đặt trực tiếp trên hệ thống đường ống nhằm kiểm soát dòng chảy của lưu chất. Lưu chất ở đây có thể là chất lỏng như nước, dầu, hóa chất; chất khí như khí nén, khí gas; hoặc cả chất rắn dạng bột, hạt trộn lẫn.

    Chức Năng Cơ Bản Của Van Công Nghiệp:

    • Đóng/mở dòng chảy: Cho phép hoặc ngăn chặn hoàn toàn lưu chất di chuyển trong đường ống.

    • Điều tiết lưu lượng: Kiểm soát lượng lưu chất chảy qua theo yêu cầu kỹ thuật của hệ thống.

    • Điều chỉnh áp suất: Giữ cho áp suất trong đường ống ổn định, giúp bảo vệ các thiết bị khác khỏi tình trạng quá áp hoặc tụt áp bất thường.

    • Chuyển đổi hướng dòng chảy: Phân phối lưu chất đến các nhánh ống khác nhau, thay đổi hướng dòng chảy khi cần.

    • Bảo vệ hệ thống: Ngăn ngừa sự cố như dòng chảy ngược, áp suất tăng đột ngột, đảm bảo an toàn và độ bền cho toàn bộ hệ thống.

    Van công nghiệp chính là yếu tố quan trọng giúp hệ thống vận hành ổn định, an toàn và tiết kiệm năng lượng. Việc lựa chọn đúng loại van phù hợp với từng nhu cầu sử dụng sẽ góp phần tăng hiệu quả hoạt động và kéo dài tuổi thọ cho thiết bị và hệ thống.


    Các Loại Van Công Nghiệp Phổ Biến – Phân Loại Theo Chức Năng

    Van công nghiệp được chia thành nhiều loại khác nhau dựa trên chức năng, cấu tạo và phương thức vận hành. Dưới đây là phân loại cơ bản theo chức năng:

    1. Van Đóng/Mở

    • Van bi (Ball Valve): Thiết kế đơn giản, khả năng đóng/mở cực nhanh, phù hợp với dòng chảy hai chiều.

    • Van cổng (Gate Valve): Đóng mở chậm, hạn chế tổn thất áp suất, thường dùng cho hệ thống ống có kích thước lớn.

    • Van bướm (Butterfly Valve): Kết cấu nhỏ gọn, dễ lắp đặt, điều khiển dòng chảy linh hoạt.

    • Van cầu (Globe Valve): Có khả năng điều tiết lưu lượng chính xác, chịu được áp suất cao.

    • Van dao (Knife Gate Valve): Phù hợp với lưu chất có lẫn tạp chất như bùn, đất.

    Tổng hợp các loại van bi tay gạt

    • Van cổng: Đóng/mở chậm, ít gây tổn thất áp suất, thường dùng cho đường ống lớn. Xem chi tiết: Van cổng là gì?

    Các loại van cổng DN50 tiêu biểu

    • Van bướm: Gọn nhẹ, dễ lắp đặt, điều khiển dòng chảy linh hoạt. Xem chi tiết: Van bướm là gì?

    Tổng hợp các loại van bướm thép

    • Van cầu: Điều tiết lưu lượng chính xác, chịu được áp suất cao. Xem chi tiết: Van cầu là gì?

    Các loại van cầu tiêu biểu

    • Van dao: Dùng cho lưu chất có lẫn tạp chất, bùn đất. Xem sản phẩm

    Van cổng dao

    Van điều tiết

    • Van kim: Điều tiết lưu lượng với độ chính xác cao, thường dùng cho dòng chảy nhỏ. Xem sản phẩm

    Các loại van kim tiêu biểu

    • Van dù: Điều tiết lưu lượng, thay đổi hướng dòng chảy. Xem sản phẩm

    Van dù / van xiên điều khiển khí nén 

    Van an toàn

    • Van an toàn: Xả áp suất khi vượt quá giới hạn cho phép, bảo vệ hệ thống. Van an toàn là gì?

    Tổng hợp các loại van an toàn

    • Van giảm áp: Giảm áp suất xuống mức yêu cầu, ổn định áp lực. Van giảm áp là gì?

    Các loại van giảm áp

    • Van xả áp: Xả áp suất dư thừa trong hệ thống. Xem sản phẩm

    Van xả áp chữa cháy OCV

    Van một chiều: Chỉ cho phép lưu chất chảy theo một chiều, ngăn dòng chảy ngược. Xem sản phẩm

    Tổng hợp các loại van một chiều

    Van đặc biệt

    • Van y lọc: Loại bỏ tạp chất trong lưu chất. Xem sản phẩm

    Các loại van y lọc

    tiêu biểu

    • Van xả đáy: Xả cặn, bùn đất tích tụ dưới đáy bể, đường ống. Xem sản phẩm

    Các loại van xả đáy tiêu biểu

     

    Phân loại van công nghiệp theo cấu tạo

    • Van cổng (Van cửa): Sử dụng cửa van hoặc đĩa van di chuyển lên xuống để thực hiện thao tác đóng mở dòng chảy trong đường ống.

    • Van cầu: Đĩa van được nâng lên hoặc hạ xuống để điều chỉnh lưu lượng chất lỏng theo nhu cầu vận hành.

    • Van bướm: Đĩa van xoay quanh trục để đóng mở hoặc kiểm soát lượng lưu chất đi qua.

    • Van bi: Bên trong có quả bi đục lỗ, khi quay sẽ cho phép hoặc ngăn chặn dòng chảy.

    • Van một chiều lá lật: Đĩa van lật theo phương ngang để cho phép lưu chất chảy một chiều và ngăn dòng chảy ngược.

    • Van một chiều cánh bướm: Đĩa van lật theo phương thẳng đứng, lưu ý không lắp ngang để đảm bảo chức năng chống chảy ngược.

    • Van kim: Tương tự van cầu nhưng đĩa van có hình nón nhọn dạng kim, giúp điều tiết lưu lượng cực kỳ chính xác.

    • Van màng: Sử dụng màng chắn đàn hồi để đóng/mở lưu chất bằng cách nâng hoặc ép màng lên xuống.

    • Van dao: Đĩa van dạng lưỡi dao trượt lên xuống nhằm kiểm soát đóng mở dòng chảy, phù hợp với lưu chất có tạp chất.

    Phân loại van công nghiệp theo vật liệu chế tạo

    • Van inox (Thép không gỉ):

      • Ưu điểm: Chống ăn mòn, độ bền cao, chịu được môi trường nhiệt độ và áp suất lớn, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

      • Ứng dụng: Sử dụng phổ biến trong ngành thực phẩm, dược phẩm, nước sạch, hóa chất công nghiệp.

      • Các loại inox thông dụng: Inox 304, inox 316, inox 316L tùy thuộc vào yêu cầu kỹ thuật và tiêu chuẩn an toàn.

    Van

     

    Van thép:

    • Ưu điểm: Độ bền và độ cứng cao, chịu được áp suất và nhiệt độ rất cao.

    • Ứng dụng: Ngành dầu khí, năng lượng, công nghiệp nặng…

    • Các loại thép: thép cacbon, thép hợp kim…

     

    Van đồng:

    • Ưu điểm: Chống ăn mòn, dẫn nhiệt tốt, dễ gia công.

    • Ứng dụng: Hệ thống khí nén, điều hòa không khí, khí gas,...

    • Các loại đồng: đồng thau, đồng đỏ…

     

    Van cầu đồng Kitz

    Van nhựa:

    • Ưu điểm: Chống ăn mòn, nhẹ, giá thành rẻ.

    • Ứng dụng: Hệ thống nước thải, tưới tiêu, hóa chất.

    • Các loại nhựa: PVC, UPVC, CPVC, PVDF,…

    Van nhựa, ống nhựa và phụ kiện,...

    Phân loại theo cơ chế vận hành
    Van vận hành thủ công (van tay):

    • Ưu điểm: Thiết kế đơn giản, thao tác dễ dàng, giá thành thấp, phù hợp với hệ thống không yêu cầu tự động hóa.

    • Nhược điểm: Thời gian đóng/mở chậm hơn, không thể tích hợp vào hệ thống điều khiển tự động.

    • Các dạng phổ biến: Van tay gạt, van tay quay, van vô lăng, van bánh răng…

    Van bướm tay gạt 
    Van bướm tay gạt, Van bướm tay quay

     

    Van công nghiệp điều khiển tự động

    • Ưu điểm: Đóng/mở nhanh chóng, khả năng kiểm soát lưu lượng và áp suất với độ chính xác cao, dễ dàng tích hợp vào hệ thống tự động hóa công nghiệp.

    • Nhược điểm: Kết cấu phức tạp hơn so với van cơ thông thường, chi phí đầu tư và bảo trì cao hơn.

    Phân loại van điều khiển tự động phổ biến:

    • Van điều khiển khí nén: Vận hành bằng áp lực khí nén để điều khiển cơ cấu đóng/mở van.

    • Van điều khiển điện: Sử dụng mô-tơ điện để thực hiện thao tác đóng, mở hoặc điều chỉnh góc mở của van.

    • Van điều khiển thủy lực: Ứng dụng áp lực dầu thủy lực để vận hành van, phù hợp với hệ thống yêu cầu mô-men lớn và điều kiện khắt khe.

    Van điều khiển

    Ứng dụng thực tế của van công nghiệp trong các lĩnh vực sản xuất và dân dụng

    Van công nghiệp hiện nay được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành nghề khác nhau, từ sản xuất công nghiệp, chế biến thực phẩm, hóa chất đến các hệ thống dân dụng, góp phần quan trọng vào việc đảm bảo hệ thống vận hành ổn định, an toàn và hiệu quả.

    1. Ứng dụng trong ngành nước sạch

    • Hệ thống cấp nước: Van cổng, van bướm, van điều khiển được lắp đặt để điều chỉnh lưu lượng và áp suất trong mạng lưới cấp nước đô thị, khu công nghiệp, đảm bảo nguồn nước liên tục cho sinh hoạt và sản xuất.

    • Xử lý nước thải: Van một chiều, van dao, van màng giúp kiểm soát hướng dòng chảy, ngăn nước thải chảy ngược, bảo vệ môi trường và nguồn nước.

    • Hệ thống tưới tiêu: Van điện từ, van điều khiển, van bi được tích hợp trong hệ thống tưới tự động, giúp tiết kiệm nước và nâng cao hiệu quả canh tác nông nghiệp.

    1. Ứng dụng trong ngành dầu khí

    • Khai thác: Van an toàn, van cổng chịu áp suất cao được sử dụng tại các giàn khoan nhằm kiểm soát dòng dầu khí, đảm bảo an toàn tối đa.

    • Vận chuyển: Van bi, van cầu chịu áp cao và chống ăn mòn được lắp đặt trên đường ống vận chuyển dầu khí, phù hợp với môi trường khắc nghiệt.

    • Chế biến: Van điều khiển, van kim đảm bảo kiểm soát chính xác lưu lượng và áp suất trong các nhà máy lọc dầu, hóa dầu.

    1. Ứng dụng trong ngành thực phẩm

    • Sản xuất, chế biến: Van bướm, van bi inox, van màng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, chống nhiễm khuẩn trong dây chuyền sản xuất.

    • Pha chế, phối trộn: Van một chiều, van trộn hỗ trợ pha trộn nguyên liệu chính xác, đảm bảo chất lượng sản phẩm.

    • Đóng gói: Van điện từ, van khí nén giúp tự động hóa khâu đóng gói, tăng năng suất.

    1. Ứng dụng trong ngành hóa chất

    • Quá trình sản xuất: Van cầu, van bi, van điều khiển điều tiết lưu lượng, nhiệt độ và áp suất, đảm bảo an toàn hóa chất.

    • Pha chế hóa chất: Van trộn, van tỷ lệ giúp định lượng hóa chất chính xác.

    • Vận chuyển hóa chất: Van an toàn, van một chiều bảo vệ hệ thống khỏi rò rỉ và nguy cơ nhiễm độc.

    1. Ứng dụng trong hệ thống PCCC

    • Cấp nước chữa cháy: Van cổng, van bướm điều khiển nước cấp đến các thiết bị phun chữa cháy như sprinkler, vòi chữa cháy.

    • Hệ thống báo cháy: Van báo động, van chặn lửa giúp phát tín hiệu sớm, ngăn cháy lan.

    1. Ứng dụng trong hệ thống HVAC (Điều hòa không khí)

    • Điều hòa nhiệt độ: Van ba ngã, van điều khiển nhiệt độ kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm trong các tòa nhà, nhà xưởng.

    • Thông gió: Van bướm, van điều khiển gió điều chỉnh lưu lượng không khí, đảm bảo môi trường thông thoáng.

    1. Ứng dụng trong các ngành công nghiệp khác

    • Dược phẩm: Van màng, van bi inox sử dụng trong dây chuyền sản xuất thuốc với yêu cầu vệ sinh và độ chính xác cao.

    • Ngành xi măng: Van cổng, van bướm sử dụng trong hệ thống vận chuyển nguyên liệu chịu mài mòn cao.

    • Ngành giấy: Van cầu, van điều khiển giúp kiểm soát lưu lượng chất lỏng trong quy trình sản xuất giấy.

    • Ngành dệt may: Van điện từ, van khí nén hỗ trợ tự động hóa trong các thiết bị dệt nhuộm và hoàn thiện vải.

    Phuc Minh Engineering chuyên cung cấp các loại van công nghiệp chính hãng, phù hợp với từng ứng dụng cụ thể trong các ngành kể trên. Vui lòng liên hệ để được tư vấn và hỗ trợ lựa chọn giải pháp tối ưu cho hệ thống của bạn.

    Nguyên lý hoạt động của một số loại van phổ biến

    Hiểu rõ nguyên lý hoạt động của từng loại van sẽ giúp bạn lựa chọn, vận hành và bảo trì hệ thống một cách hiệu quả hơn. Dưới đây là nguyên lý hoạt động của một số loại van phổ biến:

    Van bi

    • Cấu tạo: Gồm thân van, quả bi có lỗ, đệm van, ty van, tay gạt/tay quay.
      Cấu tạo van  bi

       

    • Nguyên lý hoạt động: Khi xoay tay gạt hoặc tay quay, trục van sẽ làm quả cầu bên trong xoay theo.

      • Khi lỗ trên quả cầu nằm thẳng hàng với đường ống, lưu chất được phép chảy qua.

      • Khi lỗ trên quả cầu xoay vuông góc với đường ống, dòng chảy bị ngắt hoàn toàn.

    • Ưu điểm: Thao tác đóng/mở nhanh chóng, thiết kế đơn giản, hạn chế tình trạng rò rỉ.

    • Nhược điểm: Không thích hợp để điều chỉnh lưu lượng ở mức chính xác cao, chủ yếu dùng cho mục đích đóng/mở hoàn toàn.

    Van bướm

    • Cấu tạo: Gồm thân van, đĩa van, đệm van, ty van, tay gạt/bộ truyền động.

    Bảng vẽ van bướm
    • Nguyên lý hoạt động: Khi xoay trục van, đĩa van sẽ quay theo, làm thay đổi diện tích mở của van để điều chỉnh lượng lưu chất đi qua đường ống.

    • Ưu điểm: Thiết kế nhỏ gọn, lắp đặt nhanh chóng, dễ dàng điều khiển lưu lượng dòng chảy theo nhu cầu.

    • Nhược điểm: Khả năng chịu áp suất thấp hơn so với van bi và van cổng, chủ yếu phù hợp với hệ thống áp lực trung bình hoặc thấp.

     

    Van cổng

    • Cấu tạo: Gồm thân van, đĩa van, đệm van, ty van, vô lăng.
      Van cổng / Van cửa / Van chặn / Gate valve

       

    • Nguyên lý hoạt động: Khi xoay vô lăng, ty van sẽ điều khiển cửa van di chuyển lên xuống. Cửa van nâng hoàn toàn cho phép lưu chất lưu thông tự do; ngược lại, khi hạ xuống hoàn toàn sẽ chặn dòng chảy.

    • Ưu điểm: Giảm thiểu tổn thất áp suất, phù hợp với hệ thống đường ống kích thước lớn, lưu lượng lớn.

    • Nhược điểm: Thời gian đóng/mở chậm, không thích hợp để điều chỉnh lưu lượng liên tục.

     

    Van cầu

    • Cấu tạo: Gồm thân van, đĩa van, đệm van, ty van, vô lăng.

    • Nguyên lý hoạt động: Xoay tay quay hoặc vô lăng sẽ làm nút van dịch chuyển lên hoặc xuống, qua đó điều chỉnh diện tích tiết diện dòng chảy trong đường ống.

    • Ưu điểm: Giúp kiểm soát và điều tiết lưu lượng với độ chính xác cao, thích hợp cho hệ thống yêu cầu chịu áp lực lớn.

    • Hạn chế: So với van bi và van cổng, van cầu thường gây thất thoát áp suất nhiều hơn do cấu tạo dòng chảy không thẳng.

    Van công nghiệp, nhờ sự đa dạng về chủng loại và khả năng ứng dụng phong phú, giữ vai trò không thể thiếu trong mọi hệ thống đường ống hiện đại. Chúng góp phần quan trọng vào việc tối ưu hóa quá trình vận hành, nâng cao hiệu suất cho các lĩnh vực công nghiệp khác nhau. Từ chức năng điều khiển dòng chảy, điều chỉnh áp suất đến bảo vệ hệ thống an toàn, mỗi loại van đều phát huy giá trị thiết thực, giúp hệ thống hoạt động ổn định, bền bỉ và hiệu quả hơn.

    Bài viết liên quan:

    Vật liệu chế tạo van công nghiệp
    Tiêu chuẩn van công nghiệp

     

     

     

     

    Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn đã nắm được những thông tin hữu ích về van công nghiệp, giúp dễ dàng lựa chọn và sử dụng sản phẩm phù hợp nhằm tối ưu hiệu quả vận hành cho hệ thống của mình.

    Nếu cần tư vấn chuyên sâu cũng như tìm kiếm các giải pháp van công nghiệp chất lượng cao, đáp ứng đúng nhu cầu kỹ thuật, vui lòng liên hệ ngay với Công Ty Kỹ Thuật Phúc Minh (Phuc Minh Engineering) – đơn vị nhập khẩu và phân phối chính hãng các loại van công nghiệp, cảm biến đo lường, thiết bị điều khiển, với hơn 18 năm kinh nghiệm hoạt động tại thị trường Việt Nam.

    Phuc Minh Engineering cam kết cung cấp:

    • Dịch vụ khảo sát và đánh giá thực tế hệ thống nhà máy

    • Tư vấn thiết kế hệ thống hơi chuyên nghiệp, tối ưu hóa vận hành

    • Giải pháp tiết kiệm năng lượng cho hệ thống bẫy hơi

    • Giải pháp SSOP giúp tối ưu quản lý và vận hành thiết bị

    Liên hệ với Phuc Minh Engineering để được hỗ trợ nhanh chóng, chuyên nghiệp và tận tâm!

    Bài viết liên quan

  • Giải pháp van và thiết bị kiểm soát quy trình tối ưu cho các ngành công nghiệp trọng điểm
    • Giải pháp van và thiết bị kiểm soát quy trình tối ưu cho các ngành công nghiệp trọng điểm

      16/07/2025

      Ngành Xử lý nước – Quy mô và thách thức Xử lý nước là lĩnh vực then chốt, đảm bảo nguồn nước an toàn cho sinh hoạt và sản xuất. Trước yêu cầu ngày càng cao, các hệ thống xử lý nước cần đáp ứng: Chất lượng nước đầu ra đạt chuẩn quốc tế. Vận hành liên tục, giảm thiểu rủi ro ngừng máy. Tối ưu năng lượng và chi phí vận hành. Tích hợp giám sát, tự động hóa và điều khiển từ xa. Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về bảo vệ môi trường.

  • Van Công Nghiệp Hàn Quốc
    • Van Công Nghiệp Hàn Quốc

      15/07/2025

      Van công nghiệp là thiết bị không thể thiếu trong mọi hệ thống đường ống hiện đại, từ nhà máy sản xuất, khu công nghiệp cho đến hệ thống cấp thoát nước dân dụng. Nhờ chức năng kiểm soát, điều tiết và bảo vệ hệ thống, van công nghiệp giữ vai trò then chốt trong việc đảm bảo vận hành an toàn và hiệu quả. Trong bài viết này, Công Ty Kỹ Thuật Phúc Minh (Phuc Minh Engineering) – Nhà phân phối van công nghiệp chính hãng hàng đầu tại Việt Nam sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về van công nghiệp: khái niệm, phân loại, nguyên lý hoạt động cũng như các ứng dụng thực tế. Van Công Nghiệp Là Gì? Van công nghiệp (Industrial Valve) là thiết bị cơ khí lắp đặt trên đường ống nhằm điều khiển dòng chảy của lưu chất như nước, khí, dầu, hóa chất… Chúng cho phép đóng/mở, điều tiết lưu lượng, điều chỉnh áp suất và chuyển hướng dòng chảy. Chức Năng Chính Của Van Công Nghiệp: Đóng/mở dòng chảy hoàn toàn. Điều tiết lưu lượng lưu chất. Điều chỉnh áp suất, bảo vệ hệ thống. Chuyển đổi hướng dòng chảy. Bảo vệ hệ thống khỏi sự cố quá áp, dòng chảy ngược. Phuc Minh Engineering luôn tư vấn khách hàng lựa chọn van phù hợp nhằm tối ưu hóa hiệu suất hệ thống, tiết kiệm chi phí và kéo dài tuổi thọ thiết bị.

  • Van Kitz Chính Hãng – Giải Pháp Van Công Nghiệp Chất Lượng Số 1 Nhật Bản
    • Van Kitz Chính Hãng – Giải Pháp Van Công Nghiệp Chất Lượng Số 1 Nhật Bản

      15/07/2025

      Van Kitz là thương hiệu van công nghiệp hàng đầu đến từ Nhật Bản, được tin dùng rộng rãi tại Việt Nam trong các nhà máy, khu công nghiệp, dự án cấp thoát nước, dầu khí, hóa chất… Nhờ chất lượng vượt trội, độ bền cao và đa dạng chủng loại, van Kitz luôn đứng đầu danh sách lựa chọn của các kỹ sư cơ điện. 1️⃣ Van Kitz là gì? Van Kitz (Kitz Valve) là sản phẩm của Tập đoàn Kitz Nhật Bản – một trong những nhà sản xuất van công nghiệp lớn nhất thế giới. Kitz nổi tiếng với tiêu chuẩn sản xuất khắt khe, chất lượng đồng nhất và tuổi thọ sản phẩm bền bỉ. Ưu điểm nổi bật: Sản xuất 100% tại Nhật Bản hoặc các nhà máy của Kitz Group Chất liệu đa dạng: gang, đồng, inox, thép rèn, nhựa Chịu áp lực và nhiệt độ cao Tuổi thọ lâu dài, vận hành êm, bảo trì đơn giản

  • 5 Sai Lầm Khi Lắp Đặt Sai Bẫy Hơi Mà Nhà Máy Thường Gặp
    • 5 Sai Lầm Khi Lắp Đặt Sai Bẫy Hơi Mà Nhà Máy Thường Gặp

      13/07/2025

      Trong hệ thống hơi công nghiệp, bẫy hơi (steam trap) là thiết bị quan trọng giúp loại bỏ nước ngưng và không khí, giữ lại hơi sống để tối ưu hiệu suất vận hành. Tuy nhiên, nhiều nhà máy vẫn gặp phải tình trạng tiêu hao hơi, tổn thất năng lượng, hoặc hỏng hóc thiết bị do lắp đặt bẫy hơi sai cách. Dưới đây là 5 sai lầm phổ biến nhất mà kỹ sư vận hành và nhà máy nên chú ý tránh: 1. Chọn sai loại bẫy hơi so với ứng dụng thực tế Nhiều nhà máy chọn bẫy hơi theo thói quen hoặc tham khảo từ hệ thống khác, mà không tính đến đặc thù về lưu lượng, áp suất, nhiệt độ, và loại thiết bị sử dụng hơi (ví dụ: gia nhiệt, sấy, trao đổi nhiệt…). Ví dụ thực tế:  • Dùng bẫy phao cho đường ống chính (main line) là không phù hợp, vì phao không xử lý tốt lưu lượng ngưng lớn và áp suất cao. Khuyến nghị:  • Cần khảo sát kỹ hệ thống và chọn đúng loại: bẫy phao, bẫy nhiệt động, bẫy gầu đảo, bẫy viên… tùy mục đích. 2. Lắp sai chiều, sai vị trí bẫy hơi

  • ỐNG NỐI MỀM XĂNG DẦU, LPG DANTEC – BẢO HÀNH 24 THÁNG
    • ỐNG NỐI MỀM XĂNG DẦU, LPG DANTEC – BẢO HÀNH 24 THÁNG

      12/07/2025

      Phân phối chính hãng tại Việt Nam bởi Công Ty Kỹ Thuật Phúc Minh (Phuc Minh Engineering) Tình trạng: Mới 100%, đầy đủ CO/CQ, Test Report Bảo hành: 24 tháng chính hãng Dantec Xuất xứ: Dantec – United Kingdom (Anh Quốc) Ứng dụng: Ống nối mềm chuyên dùng cho vận chuyển xăng dầu, LPG, hóa chất, khí lỏng

    Danh mục
    Hỗ trợ trực tuyến
  • Tư vấn - Báo giá
    Tư vấn - Báo giá
  • Tư vấn - Kỹ thuật
    Tư vấn - Kỹ thuật
  • Tư vấn - Báo giá
    Tư vấn - Báo giá
  • Tư vấn - Kỹ thuật
    Tư vấn - Kỹ thuật
  • Tư vấn - Báo giá
    Tư vấn - Báo giá