92/38, Đường số 12, Khu phố 18, P.Bình Hưng Hòa, Q.Bình Tân, Tp.Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Thủ tướng: ASEAN không thể thiếu đội ngũ doanh nhân tự cường

  • 09/10/2024
  • Thủ tướng: ASEAN không thể thiếu đội ngũ doanh nhân tự cường

    LàoThủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp ASEAN tiên phong thúc đẩy tự cường, đổi mới sáng tạo, tham gia giải quyết các vấn đề mới nổi.

    Phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh về Kinh doanh và đầu tư ASEAN (ASEAN BIS) 2024, chiều 8/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhìn nhận tình hình thế giới vừa qua phức tạp, nhưng khối vẫn tự lực, tự cường đứng vững và là tâm điểm của tăng trưởng. Thành tựu này có đóng góp của doanh nghiệp, doanh nhân khu vực.

    "Nếu không có đội ngũ doanh nhân giỏi thì nền kinh tế sẽ đình trệ, đất nước không thể thịnh vượng", Thủ tướng phát biểu.

    Nhận định tình hình thế giới còn nhiều khó khăn, ông kêu gọi các doanh nhân ASEAN cần tiên phong thúc đẩy tự cường, xử lý các vấn đề mới nổi. "Một ASEAN tự cường không thể thiếu đội ngũ doanh nhân tự cường", Thủ tướng nói và mong muốn các doanh nghiệp trong khu vực cùng chính phủ giải quyết khó khăn như già hóa dân số, cạn kiệt tài nguyên, biến đổi khí hậu.

    Muốn vậy, đội ngũ doanh nhân khu vực cần tiên phong chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, để cùng các chính phủ thực hiện cam kết Netzero vào 2050. Đặc biệt, chuyển đổi số hiện đã đến từng lĩnh vực, gia đình, người dân. Vì vậy, các doanh nghiệp phải tiên phong tham gia phát triển trí tuệ nhân tạo (AI), điện toán đám mây, Internet vạn vật...

    Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại hội nghị Thượng đỉnh về Kinh doanh và Đầu tư ASEAN (ASEAN BIS) 2024, chiều 8/10. Ảnh: Nhật Bắc

    Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh về Kinh doanh và đầu tư ASEAN (ASEAN BIS) 2024, chiều 8/10. Ảnh: Nhật Bắc

    Lãnh đạo Chính phủ Việt Nam cho rằng, cần có sự tiên phong kết nối giữa các nền kinh tế ASEAN, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm. Những kết nối mềm gồm xây dựng thể chế, chia sẻ kinh nghiệm, chính sách ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng. Kết nối cứng là hạ tầng giao thông, hạ tầng số. "Chúng ta không thể chuyển đổi số mà không có sự kết nối. Tôi kêu gọi các bạn tiên phong kết nối, lấy người dân, doanh nghiệp làm chủ thể", ông Chính nói.

    Ông kêu gọi từng nước tiên phong xây dựng hạ tầng chiến lược và kết nối giữa các quốc gia, trên tinh thần "cơ chế thông thoáng, hạ tầng thông suốt, quản trị thông minh".

    Bên cạnh đó, các doanh nghiệp ASEAN phải tiên phong đổi mới sáng tạo, lập nghiệp. Trong đó, đổi mới sáng tạo là trụ cột giúp các quốc gia làm mới các động lực tăng trưởng cũ (tiêu dùng, đầu tư, xuất khẩu) và thúc đẩy động lực tăng trưởng mới như kinh tế số, kinh tế tri thức...

    Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng cho rằng doanh nghiệp, doanh nhân ASEAN cần tiên phong hội nhập nội khối và thế giới, nhất là trong bối cảnh không quốc gia nào có thể giải quyết các vấn đề toàn cầu, toàn dân để "không ai bị bỏ lại phía sau".

    Dẫn chứng kinh nghiệm từ Việt Nam, Thủ tướng cho biết, trong quá trình hội nhập dù khó khăn nhưng Việt Nam tạo dựng được môi trường kinh doanh lành mạnh, dành ưu tiên cải thiện và nâng cao hệ thống hạ tầng chiến lược. Các ngành công nghệ cao, như trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ thông tin, sản xuất chip bán dẫn và chuyển đổi số toàn diện đang được thúc đẩy trong quá trình hội nhập.

    Hiện Việt Nam thực hiện ba đột phá chiến lược là hoàn thiện thể chế; phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng chiến lược và đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao.

    Năm 2023, quy mô kinh tế đạt 430 tỷ USD, đứng thứ 34 trong số các nền kinh tế lớn và nhóm 20 quốc gia có thương mại lớn nhất toàn cầu. Bình quân thu nhập đầu người đạt 4.300 USD. Việt Nam đã ký kết 16 hiệp định thương mại tự do thế hệ mới với hơn 60 nước, vùng lãnh thổ. Vì vậy, Thủ tướng kêu gọi doanh nhân, doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có khu vực ASEAN tiếp tục đầu tư tại Việt Nam với tinh thần "lắng nghe, chia sẻ và cùng làm, cùng thắng".

    ASEAN BIS là diễn đàn liên quan đến doanh nghiệp thường niên lớn nhất của khu vực Đông Nam Á, được tổ chức trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao ASEAN. Diễn đàn năm nay tổ chức tại Vientiane, Lào từ ngày 8 đến 11/10, với sự tham dự của 800 doanh nghiệp. Các chủ đề doanh nghiệp khu vực sẽ bàn thảo tại hội nghị lần này, gồm chuyển đổi số, phát triển bền vững, an ninh lương thực, thuận lợi hóa thương mại và đầu tư.

    Bài viết liên quan

  • Trump có thể khiến Mỹ nợ gấp đôi so với Harris
    • Trump có thể khiến Mỹ nợ gấp đôi so với Harris

      09/10/2024

      Các đề xuất thuế và chi tiêu của ông Donald Trump được ước tính khiến Mỹ thâm hụt 7.500 tỷ USD, gấp đôi so với bà Kamala Harris. Ngày 7/10, Ủy ban Ngân sách liên bang Mỹ (CRFB) - một tổ chức phi lợi nhuận - công bố ước tính về tác động kế hoạch chính sách của hai ứng viên Tổng thống Mỹ. Theo đó, kế hoạch thuế và chi tiêu của Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris có thể khiến thâm hụt ngân sách nước này tăng 3.500 tỷ USD trong 10 năm tới. Con số này với kế hoạch của ông Donald Trump là 7.500 tỷ USD. Đây là "ước tính trung bình" của CRFB, dựa trên các đề xuất được cả hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ đưa ra trong chiến dịch tranh cử. Đến nay, Trump cam kết đưa ra nhiều chính sách giảm thuế, trong đó gia hạn mức giảm thuế thu nhập cá nhân (áp dụng từ năm 2017 và hết hiệu lực năm tới). Tiền hoa hồng, trợ cấp an sinh xã hội và làm thêm giờ cũng không bị đánh thuế. Đổi lại, ngân sách được bù đắp bằng việc tăng thuế nhập khẩu, có thể mang lại cho chính phủ Mỹ 2.700 tỷ USD, theo ước tính của CRFB.

  • Việt Nam có 6 tỷ phú trong danh sách thế giới
    • Việt Nam có 6 tỷ phú trong danh sách thế giới

      09/10/2024

      Năm nay, Việt Nam vẫn có 6 tỷ phú trong danh sách thế giới, nhưng ông Nguyễn Đăng Quang và Trần Bá Dương bị giảm tài sản, trong khi số khác tăng. Tạp chí Forbes vừa công bố danh sách tỷ phú thế giới năm 2024, trong đó Việt Nam vẫn có 6 đại diện, tương tự năm ngoái. Sáu tỷ phú gồm Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch VietJet Air Nguyễn Thị Phương Thảo, Chủ tịch Hòa Phát Trần Đình Long, Chủ tịch Techcombank Hồ Hùng Anh, Chủ tịch Thaco Trần Bá Dương và Chủ tịch Masan Nguyễn Đăng Quang. Trừ ông Quang và ông Dương, các tỷ phú còn lại đều ghi nhận tài sản tăng so với năm ngoái.

  • Larry Page
    • Larry Page

      09/10/2024

      Lawrence Edward Page (sinh ngày 26 tháng 3 năm 1973 tại Lansing, Michigan) là một doanh nhân Mỹ, người đồng sáng lập ra công cụ tìm kiếm Google cùng với Sergey Brin. Page hiện là giám đốc điều hành (CEO) của Alphabet Inc, công ty mẹ của Google. Ông đảm nhiệm vai trò này từ tháng 7 năm 2015. Vị trí giám đốc điều hành của Google hiện tại do Sundar Pichai đảm nhiệm. Theo Larry Page, Alphabet là công ty đang tìm ra những cách tạo ra những tiến bộ lớn trong rất nhiều ngành công nghiệp.

  • Mukesh Ambani
    • Mukesh Ambani

      09/10/2024

      Tên đầy đủ: Mukesh Ambani Ngày sinh: 19/4/1957 Nơi sinh: Aden, thuộc địa Aden (Nay thuộc Yemen) Quốc tịch: Ấn Độ Chức vụ nắm giữ: Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Reliance Industries Tổng tài sản: 92 tỷ USD (Tháng 11/2022 - Nguồn: Forbes)

  • Steve Ballmer
    • Steve Ballmer

      09/10/2024

      Tên đầy đủ: Steven Anthony Ballmer Ngày sinh: 24/3/1956 Nơi sinh: Detroit, Michigan, Mỹ Quốc tịch: Mỹ Chức vụ từng nắm giữ: Giám đốc điều hành của Microsoft Tổng tài sản: 75.5 tỷ USD (Tháng 11/2022 - Nguồn: Forbes)

    Hỗ trợ trực tuyến
  • Tư vấn - Báo giá
    Tư vấn - Báo giá
  • Tư vấn - Kỹ thuật
    Tư vấn - Kỹ thuật
  • Tư vấn - Báo giá
    Tư vấn - Báo giá
  • Tư vấn - Kỹ thuật
    Tư vấn - Kỹ thuật
  • Tư vấn - Báo giá
    Tư vấn - Báo giá