Chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ tháng 10/2024
Chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ tháng 10/2024
Một số chính sách liên quan vấn đề kinh tế như chế độ báo cáo định kỳ về cụm công nghiệp; Quy định việc khai thác nhà, đất là tài sản công không sử dụng để ở; Điểm mới của Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng sẽ chính thức có hiệu lực từ tháng 10/2024.
CHẾ ĐỘ BÁO CÁO ĐỊNH KỲ VỀ CỤM CÔNG NGHIỆP
Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 14/2024/TT-BCT ngày 15/8/2024 quy định chế độ báo cáo định kỳ về cụm công nghiệp, cơ sở dữ liệu cụm công nghiệp cả nước và một số mẫu văn bản về quản lý, phát triển cụm công nghiệp.
Thông tư này quy định chế độ báo cáo định kỳ về cụm công nghiệp theo quy định tại Nghị định số 09/2019/NĐ-CP ngày 24/01/2019 của Chính phủ về chế độ báo cáo của cơ quan hành chính nhà nước; cơ sở dữ liệu cụm công nghiệp cả nước và một số mẫu văn bản về quản lý, phát triển cụm công nghiệp theo quy định tại Nghị định số 32/2024/NĐ-CP ngày 15/3/2024 của Chính phủ về quản lý, phát triển cụm công nghiệp.
Đối tượng áp dụng là các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp; các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp; các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác liên quan đến quản lý, đầu tư và hoạt động của cụm công nghiệp.
Theo Thông tư quy định, đối tượng thực hiện chế độ báo cáo là Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (Sở Công Thương); UBND cấp huyện; chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp; các tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp.
Thời gian chốt số liệu báo cáo 6 tháng (đầu năm) được tính từ ngày 15/12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14/6 của kỳ báo cáo.
Thời gian chốt số liệu báo cáo hằng năm được tính từ ngày 15/12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14/12 của kỳ báo cáo.
Định kỳ trước ngày 20/6 và trước ngày 20/12 hằng năm, các tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp báo cáo tình hình hoạt động của dự án đầu tư trong cụm công nghiệp trong 6 tháng và cả năm gửi cơ quan thống kê cấp huyện, đồng thời gửi UBND cấp huyện.
Định kỳ trước ngày 20/6 và trước ngày 20/12 hằng năm, chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp báo cáo tình hình hoạt động của dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp trong 6 tháng và cả năm gửi cơ quan thống kê cấp huyện, đồng thời gửi UBND cấp huyện và Sở Công Thương.
Định kỳ trước ngày 25/6 và trước ngày 25/12 hằng năm, UBND cấp huyện báo cáo tình hình cụm công nghiệp trên địa bàn trong 6 tháng và cả năm gửi UBND cấp tỉnh và Sở Công Thương.
Định kỳ trước ngày 30/6 và trước ngày 31/12 hằng năm, Sở Công Thương báo cáo tình hình cụm công nghiệp trên địa bàn cấp tỉnh trong 6 tháng và cả năm gửi UBND cấp tỉnh và Bộ Công Thương (Cục Công Thương địa phương).
Thông tư nêu rõ, báo cáo định kỳ được thể hiện dưới hình thức văn bản giấy hoặc văn bản điện tử, được gửi đến cơ quan nhận báo cáo bằng một trong các phương thức sau: gửi trực tiếp, gửi qua dịch vụ bưu chính, gửi qua trục liên thông văn bản quốc gia, thư điện tử hoặc phương thức khác theo quy định của pháp luật.
Trường hợp Cơ sở dữ liệu cụm công nghiệp cả nước đã được xây dựng và vận hành thì Sở Công Thương gửi báo cáo định kỳ tới Bộ Công Thương (Cục Công Thương địa phương) thông qua cập nhật dữ liệu, gửi báo cáo tại Cơ sở dữ liệu cụm công nghiệp cả nước.
Bên cạnh đó, Thông tư số 14/2024/TT-BCT cũng quy định về việc xây dựng, vận hành Cơ sở dữ liệu cụm công nghiệp cả nước.
Theo đó, Cục Công Thương địa phương phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức xây dựng, vận hành Cơ sở dữ liệu cụm công nghiệp cả nước.
Sở Công Thương có trách nhiệm cập nhật dữ liệu cụm công nghiệp trên địa bàn cấp tỉnh vào Cơ sở dữ liệu cụm công nghiệp cả nước theo quy định, hướng dẫn của Bộ Công Thương.
Thông tư số 14/2024/TT-BCT cũng ban hành quy định một số mẫu văn bản về quản lý, phát triển cụm công nghiệp tại Phụ lục II kèm theo, bao gồm: Văn bản đề nghị làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp; Quyết định thành lập/mở rộng cụm công nghiệp;
Quyết định ban hành Quy chế quản lý cụm công nghiệp trên địa bàn cấp tỉnh và Quy chế kèm theo; Quyết định ban hành Quy chế quản lý các dịch vụ công cộng, tiện ích trong cụm công nghiệp và Quy chế kèm theo.
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ 1/10/2024.
QUY ĐỊNH VIỆC KHAI THÁC NHÀ, ĐẤT LÀ TÀI SẢN CÔNG KHÔNG SỬ DỤNG ĐỂ Ở
Ngày 23/8/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 108/2024/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác nhà, đất là tài sản công không sử dụng vào mục đích để ở giao cho tổ chức có chức năng quản lý, kinh doanh nhà địa phương quản lý, khai thác.
Nghị định này quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất là tài sản công không sử dụng vào mục đích để ở (sau đây gọi là nhà, đất) giao cho tổ chức có chức năng quản lý, kinh doanh nhà địa phương quản lý, khai thác với mục đích: Cho thuê nhà (gắn với quyền sử dụng đất); Tạm quản lý trong thời gian chờ thực hiện xử lý nhà, đất theo quy định của pháp luật.
Nghị định yêu cầu việc quản lý, sử dụng và khai thác nhà, đất phải đảm bảo hiệu quả, giải quyết nhu cầu về nhà, đất phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của địa phương; công khai, minh bạch, đúng pháp luật.
Việc giao nhà, đất cho tổ chức quản lý, kinh doanh nhà quản lý, khai thác được thực hiện theo hình thức ghi tăng tài sản và giá trị tài sản không tính thành phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
Tổ chức quản lý, kinh doanh nhà; tổ chức, cá nhân thuê nhà; cơ quan, tổ chức, đơn vị được bố trí nhà, đất sử dụng tạm thời thực hiện đầy đủ trách nhiệm theo quy định.
Việc quản lý, sử dụng và khai thác nhà, đất phải được giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán theo quy định của pháp luật; mọi hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng và khai thác nhà, đất phải được phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
Theo quy định, việc cho thuê nhà (gắn với quyền sử dụng đất) của tổ chức quản lý, kinh doanh nhà được thực hiện theo phương thức đấu giá, trừ các trường hợp thực hiện theo phương thức niêm yết giá.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15/10/2024.
ĐIỂM MỚI CỦA ĐỊNH MỨC CHI PHÍ QUẢN LÝ DỰ ÁN VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư 09/2024/TT-BXD ngày 30/8/2024 sửa đổi, bổ sung một số định mức xây dựng tại Thông tư 12/2021/TT-BXD ngày 31/8/2021 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
Thông tư 09/2024/TT-BXD sửa đổi, bổ sung một số định mức xây dựng đã ban hành tại Thông tư 12/2021/TT-BXD ngày 31/8/2021 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, bao gồm: Định mức dự toán xây dựng công trình; Định mức dự toán lắp đặt máy và thiết bị công nghệ; Định mức dự toán sửa chữa và bảo dưỡng công trình xây dựng; Định mức sử dụng vật liệu xây dựng; Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng.
Bên cạnh đó, Thông tư 09/2024/TT-BXD cũng quy định rõ việc chuyển tiếp áp dụng định mức xây dựng sửa đổi, bổ sung ban hành tại Thông tư này thực hiện theo quy định tại khoản 8 Điều 44 Nghị định 10/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/10/2024./.
Bài viết liên quan
Trump có thể khiến Mỹ nợ gấp đôi so với Harris
09/10/2024
Các đề xuất thuế và chi tiêu của ông Donald Trump được ước tính khiến Mỹ thâm hụt 7.500 tỷ USD, gấp đôi so với bà Kamala Harris. Ngày 7/10, Ủy ban Ngân sách liên bang Mỹ (CRFB) - một tổ chức phi lợi nhuận - công bố ước tính về tác động kế hoạch chính sách của hai ứng viên Tổng thống Mỹ. Theo đó, kế hoạch thuế và chi tiêu của Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris có thể khiến thâm hụt ngân sách nước này tăng 3.500 tỷ USD trong 10 năm tới. Con số này với kế hoạch của ông Donald Trump là 7.500 tỷ USD. Đây là "ước tính trung bình" của CRFB, dựa trên các đề xuất được cả hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ đưa ra trong chiến dịch tranh cử. Đến nay, Trump cam kết đưa ra nhiều chính sách giảm thuế, trong đó gia hạn mức giảm thuế thu nhập cá nhân (áp dụng từ năm 2017 và hết hiệu lực năm tới). Tiền hoa hồng, trợ cấp an sinh xã hội và làm thêm giờ cũng không bị đánh thuế. Đổi lại, ngân sách được bù đắp bằng việc tăng thuế nhập khẩu, có thể mang lại cho chính phủ Mỹ 2.700 tỷ USD, theo ước tính của CRFB.
Việt Nam có 6 tỷ phú trong danh sách thế giới
09/10/2024
Năm nay, Việt Nam vẫn có 6 tỷ phú trong danh sách thế giới, nhưng ông Nguyễn Đăng Quang và Trần Bá Dương bị giảm tài sản, trong khi số khác tăng. Tạp chí Forbes vừa công bố danh sách tỷ phú thế giới năm 2024, trong đó Việt Nam vẫn có 6 đại diện, tương tự năm ngoái. Sáu tỷ phú gồm Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch VietJet Air Nguyễn Thị Phương Thảo, Chủ tịch Hòa Phát Trần Đình Long, Chủ tịch Techcombank Hồ Hùng Anh, Chủ tịch Thaco Trần Bá Dương và Chủ tịch Masan Nguyễn Đăng Quang. Trừ ông Quang và ông Dương, các tỷ phú còn lại đều ghi nhận tài sản tăng so với năm ngoái.
Larry Page
09/10/2024
Lawrence Edward Page (sinh ngày 26 tháng 3 năm 1973 tại Lansing, Michigan) là một doanh nhân Mỹ, người đồng sáng lập ra công cụ tìm kiếm Google cùng với Sergey Brin. Page hiện là giám đốc điều hành (CEO) của Alphabet Inc, công ty mẹ của Google. Ông đảm nhiệm vai trò này từ tháng 7 năm 2015. Vị trí giám đốc điều hành của Google hiện tại do Sundar Pichai đảm nhiệm. Theo Larry Page, Alphabet là công ty đang tìm ra những cách tạo ra những tiến bộ lớn trong rất nhiều ngành công nghiệp.
Mukesh Ambani
09/10/2024
Tên đầy đủ: Mukesh Ambani Ngày sinh: 19/4/1957 Nơi sinh: Aden, thuộc địa Aden (Nay thuộc Yemen) Quốc tịch: Ấn Độ Chức vụ nắm giữ: Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Reliance Industries Tổng tài sản: 92 tỷ USD (Tháng 11/2022 - Nguồn: Forbes)
Steve Ballmer
09/10/2024
Tên đầy đủ: Steven Anthony Ballmer Ngày sinh: 24/3/1956 Nơi sinh: Detroit, Michigan, Mỹ Quốc tịch: Mỹ Chức vụ từng nắm giữ: Giám đốc điều hành của Microsoft Tổng tài sản: 75.5 tỷ USD (Tháng 11/2022 - Nguồn: Forbes)