92/38, Đường số 12, Khu phố 18, P.Bình Hưng Hòa, Q.Bình Tân, Tp.Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Đồng hồ đo áp suất là gì ? Áp kế là gì ?

  • 16/10/2022
  • Đồng hồ đo áp suất là gì ? Áp kế là gì ?

    Mặc dù là thiết bị thông dụng trong cả công nghiệp lẫn dân dụng nhưng ”đồng hồ đo áp suất là gì” vẫn còn rất nhiều khách hàng và độc giả không hề biết. Và để giúp toàn bộ khách hàng của Phúc Minh có thể hiểu và nắm rõ hơn chúng tôi xin chia sẻ toàn bộ những kiến thức liên quan đến đồng hồ áp suất. Mời quý khách hàng cùng chúng tôi tìm hiểu nhé:

    1. Đồng hồ đo áp suất là gì ?

    Nói đến sản phẩm đồng hồ đo áp suất có lẻ rất nhiều người trong chúng ta đều có thể nắm bắt qua. Tuy nhiên để hiểu một cách chi tiết và rõ ràng nhất thì không phải ai cũng biết:

    Định nghĩa:

    “Đồng hồ đo áp suất là thiết bị được lắp đặt trên đường ống dùng để đo chỉ số áp suất thực của môi chất khí/hơi hoặc môi chất lỏng trên đường ống. Sản phẩm này giúp cho chúng ta có thể giám sát sự tăng – giảm áp suất của chất lỏng và chất khí trên đường ống từ đó có thể vận hành – hoạt động hệ thống một cách ổn định, an toàn.”

    Đồng hồ đo áp suất có tên thường gọi là “áp kế”.

    Vì vậy nếu các bạn cũng có câu hỏi “áp kế là gì”? thì hãy đọc phần định nghĩa phía trên nhé

    Tên tiếng anh

    Tên tiếng anh của sản phẩm đồng hồ đo áp suất là: ”Pressure Gauge“

    Hiện nay trên thế giới có rất nhiều thương hiệu đồng hồ áp suất, và ở Việt Nam cũng vậy. Tuy nhiên đồng hồ áp suất Yamamoto(Nhật) & Wise(Hàn Quốc) được biết đến là thương hiệu đồng hồ áp suất bán chạy nhất, có giá thành hợp lý nhất, đặc biệt chất lượng sản phẩm đảm bảo nhất.

    2. Lịch sử

    Phần lịch sử ra đời của dòng đồng hồ đo áp suất là rất dài dòng và trải qua nhiều giai đoạn, phát triển và cải tiến qua nhiều thể loại khác nhau của lịch sử loại người. Tuy nhiên chúng ta không cần quá bận tâm về nó, và có thể tóm tắt ngắn gọn như sau:

    Thiết kế đồng hồ đo áp suất phổ biến nhất được phát minh bởi nhà công nghiệp người Pháp Eugene Bourdon vào năm 1849. Nó sử dụng thiết kế ống cong làm phần tử cảm biến áp suất. Một thiết kế phần tử áp suất ít phổ biến hơn là kiểu màng ngăn hoặc đĩa, đặc biệt nhạy cảm ở áp suất thấp hơn. Bài viết này sẽ tập trung vào đồng hồ đo áp suất dạng ống Bourdon.

    3. Cấu tạo của đồng hồ đo áp suất là gì ?

    Thực ra có nhiều loại đồng hồ đo áp suất từ lúc nó được hình thành đến nay tuy nhiên khuôn khổ này chúng ta chỉ nghiên cứu loại đồng hồ đo áp suất thông dụng nhất hiện nay là đồng hồ đo áp suất ống Bourdon mà thôi.

    Và cấu tạo của nó gồm các thành phần:

    1. Vành phía ngoài
    2. Ống kính
    3. Vòng đệm của ống kính
    4. Mặt số
    5. Bộ chuyển động
    6. Ống Bourdon
    7. Vỏ
    8. Phích cắm để đổ dầu
    9. Kết nối
    10. Vòng đệm
    11. Con trỏ

     

    4. Nguyên lý hoạt động

    Nguyên tắc làm việc của đồng hồ đo áp suất dựa trên định luật Hooke, trong đó nói rằng lực cần thiết để giãn nở hoặc nén một lò xo cân theo phương pháp tuyến tính liên quan đến khoảng cách kéo dài hoặc nén. Có áp suất bên trong và áp suất bên ngoài. Vì vậy, khi áp lực tác dụng lên bề mặt của vật, áp suất ở mặt trong càng nhiều vì diện tích áp suất càng nhỏ. Đồng hồ đo áp suất Bourdon được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp và chúng hoạt động dựa trên nguyên tắc này.

    Ống bourdon bao gồm một ống có thành mỏng tiết diện hình bầu dục được quấn hình bán nguyệt hoặc xoắn ốc. Ống nở ra khi có áp suất bên trong. Bằng chuyển động sang số, sự mở rộng này được chuyển đổi thành chuyển động quay của một con trỏ đồng tâm được biểu thị trên thang quay số. Giá trị được chỉ ra tỷ lệ với áp suất được áp dụng.

    5. Phân loại

    Chúng ta có rất nhiều cách phân loại đồng hồ áp suất dựa vào nhiều tiêu chí khác nhau thì sẽ có cách phân loại khác nhau. Chẳng hạn:

    5.1 Dựa vào vật liệu chế tạo

    Hiện nay trên thị trường người ta dùng các loại vật liệu như: thép, thép mạ niken, inox. Vì thế nó có các loại:

    • Đồng hồ áp suất thép.

    • Đồng hồ áp suất niken.

    • Đồng hồ áp suất inox.

    5.2 Dựa vào dầu bên trong mặt đồng hồ

    Nếu môi trường sử dụng đồng hồ bị rung lắc thì chắc chắn mặt đồng hồ cần trang bị dầu. Vì thế nó cũng có 2 loại:

    • Đồng hồ áp suất có dầu.

    • Đồng hồ áp suất không dầu.

    Lưu ý: dầu sử dụng là dầu glycerin.

    5.3 Phân loại dựa vào đường kính mặt

    Đồng hồ áp được lắp ở nhiều vị trí khác nhau, xa có, gần có,… vì thế người ta thiết kế nhiều loại mặt khác nhau để sử dụng cho nhiều vị trí khác nhau. Và thực tế hiện nay có các loại:

    • Mặt 40mm

    • Mặt 50mm

    • Mặt 63mm

    • Mặt 75mm

    • Mặt 100mm

    • Mặt 150mm

    • Mặt 200mm…

    5.4 Phân loại dựa dải đo

    Với mỗi hệ thống nhu cầu giám sát áp suất lại hoàn toàn không giống nhau. Vì thế tùy từng trường hợp sử dụng cụ thể mà người ta sẽ lựa chọn những dải đo hoàn toàn không giống nhau như sau:

    • Dải đo -1 ~ 1bar

    • Dải đo 0 ~ 1bar

    • Dải đo 0 ~ 10bar

    • Dải đo 0 ~ 15bar

    • Dải đo 0 ~ 20bar

    • Dải đo 0 ~ 30bar

    • Dải đo 0 ~ 100bar

    • Dải đo 0 ~ 200bar…

    5.5 Phân loại dựa vào kiểu chân, kích cỡ mặt.

    Trên thực tế hiện nay có 2 kiểu chân kết nối với đồng hồ đó là kiểu chân thẳng đứng và chân sau lưng vì thế chúng ta có các loại:

    • Đồng hồ áp suất chân đứng.

    • Đồng hồ áp suất chân sau.

    Ngoài ra kích thước chân ren cũng rất đáng lưu ý, vì thế người ta cũng chia ra nhiều kích cỡ kết nối khác nhau: 1/8″, 1/4″, 3/8″, 1/2″.

    5.6 Phân loại dựa vào thương hiệu

    Các thương hiệu sản xuất đồng hồ áp suất khác nhau thì sẽ có những tên gọi khác nhau gắn với những thương hiệu đó. Tại Việt nam sẽ có các thương hiệu như:

    • Đồng hồ áp suất Yamamoto.

    • Đồng hồ áp suất Wise.

    • Đồng hồ áp suất Wika.

    • Đồng hồ áp suất Afriso.

    • Đồng hồ áp suất Atlantis.

    • Đồng hồ áp suất Asahi.

    • Đồng hồ áp suất Badotherm.

    • Đồng hồ áp suất Bradoten.

    • Đồng hồ áp suất Nisshin.

    • Đồng hồ áp suất GB.

    • Đồng hồ áp suất General.

    • Đồng hồ áp suất Hawk.

    • Đồng hồ áp suất Stiko.

    • Đồng hồ áp suất Yamaki.

    • Đồng hồ áp suất Sika.

    • Đồng hồ áp suất Ligi…

    5.7 Phân loại dựa vào xuất xứ

    Người ta cũng dựa vào xuất xứ của đồng hồ áp suất để phân loại, với các xuất xứ thông dụng nhất Việt Nam gồm:

    • Đồng hồ áp suất Nhật Bản.

    • Đồng hồ áp suất Hàn Quốc.

    • Đồng hồ áp suất Đức.

    • Đồng hồ áp suất Malaysia.

    • Đồng hồ áp suất Thái Lan.

    • Đồng hồ áp suất Hà Lan.

    • Đồng hồ áp suất Trung Quốc.

    • Đồng hồ áp suất Đài Loan,….

    6. Đơn vị của đồng hồ đo áp suất là gì ?

    Là một thiết bị đo bất kỳ nào cũng đều có đơn vị sử dụng của nó. Tuy nhiên riêng sản phẩm đo áp suất thì cực kỳ nhiều đơn vị đo và ở mỗi quốc gia, châu lục, vùng lãnh thổ lại sử dụng đơn vị riêng và hoàn toàn không khác nhau. Hiện nay có tới 7 đơn vị đo áp suất bao gồm:

    • Mpa (Megapascal)

    • Kgf/cm2

    • Bar

    • kPa (Kilopascal)

    • mbar (Milibar)

    • Pa (Pascal)

    • hPa (Hetopascal)

    7. Ứng dụng đồng hồ đo áp suất là gì ?

    Có thể nói sản phẩm được ứng dụng trong thực tiễn nhiều nhất và theo kinh nghiệm của Phúc Minh thì gần như các hệ thống, các công trình công nghiệp và dân dụng đều sử dụng sản phẩm đồng hồ đo áp suất bao gồm:

    • Hệ thống có sử dụng chất lỏng gồm: nước sạch, nước thải, dầu, nhớt, dược phẩm, giải khát,….

    • Hệ thống sử dụng khí: gồm khí nén, khí hóa học, khí sạch,….

    • Hệ thống hơi nóng như lò hơi, hệ thống sấy….

    • Sử dụng cho các nhà máy: dệt, nhuộm, luyện kim, sản xuất linh kiện, máy móc, nhà máy giấy, sản phẩm gia dụng, hàng tiêu dùng….

    • Sử dụng cho phòng thí nghiệm.

    • Sử dụng trong trường học, bệnh viện…

    • Sử dụng cho hệ thống PCCC, cấp nước sinh hoạt…

    8. Khi lựa chọn mua đồng hồ áp suất cần lưu ý gì?

    Trong quá trình mua và lựa chọn đồng hồ áp để sử dụng thì nhất định những lưu ý sau đây bạn cần phải biết, giúp các bạn lựa chọn được sản phẩm đúng kỹ thuật – tiết kiệm chi phí một cách tối đa.

    8.1. Dải đo hay còn gọi là thang đo.

    Dải đo của đồng hồ đo áp suất là chỉ số đo lớn nhất mà hệ thống có thể đạt tới. Chẳng hạn: Quý khách cần đo khoảng 8 bar, thì quý khách nên lựa chọn thang đo 0 ~ 10bar, hoặc 0 ~ 15bar

    Việc lựa chọn chỉ số gần sát với thang đo này giúp quý khách hàng có độ chính xác cao nhất và đảm bảo độ an toàn tốt nhất.

    8.2 Môi chất cần đo là môi chất gì.

    Các bạn cần xác định môi chất tiếp xúc trực tiếp với đồng hồ để có thể đo được áp suất như: nước, khí nén, hơi nóng, dầu, gas,…. Việc biết được môi chất sử dụng trong đường ống giúp chúng ta lựa chọn được vật liệu sử dụng để chế tạo đồng hồ từ đó chúng ta lựa chọn được sản phẩm giúp cho chi phí được tối giản.

    – Nếu chúng ta chỉ sử dụng cho môi trường khí nén, nước thì chúng ta chỉ cần sử dụng vật liệu bằng thép, chân đồng.

    – Nếu là môi trường hơi nóng – nhiệt độ cao hoặc môi trường có axit thì chúng ta lại nên dùng vật liệu bằng inox.

    8.3. Đường kính mặt đồng hồ.

    Như chúng tôi đa chia sẻ ở trên thì việc lắp đặt đồng hồ đo áp suất gần hay lắp xa vị trí người sử dụng cũng là một lưu ý để chúng ta lựa chọn đường kính mặt, kích cỡ mặt. Vì nếu ở xa vị trí người sử dụng chúng ta cần phải dùng cái đồng hồ có đường kính lớn giúp việc quan sát được thuận lợi và chính xác. Các cỡ đường kính mặt phổ biến đáng có hiện nay trên thị trường gồm: D50, D60, D63, D80, D100, D150, D200mm.

    Việc chọn lựa đường kính mặt cũng liên quan mật thiết tới giá thành của đồng hồ. Đường kính mặt càng lớn thì vật liệu chế tạo ra chúng cũng cần lớn và đương nhiên là giá thành nó sẽ cao. Vì thế lựa chọn đường kính mặt phù hợp sẽ giúp khách hàng tiết kiệm không ít chi phí.

    8.4 Kiểu chân kết nối.

    Chân kết nối có thể là phần không mấy quan trọng, tuy nhiên nếu không chọn đúng kỹ thuật thì việc lắp đặt sẽ gặp vấn đề gây ra hiện tượng mất thời gian, chậm đưa vào sản xuất.

    • Kiểu kết nối có thể là ren hoặc một số trường hợp mặt bích.

    • Loại chân ren gì: G , PT, NPT, BSPT

    • Size kích cỡ của chân kết nối: ¼”, ½”, 1”, 1½”,

    Cần phải biết thông tin này, để khi mua về sử dụng không cần phải dùng bộ chuyển đổi kết nối.

    8.5 Nhiệt độ làm việc

    Đây có lẽ là thông số mà không ít người bỏ quên. Thông số này ít quan trọng, vì lưu chất thông thường có nhiệt độ không cao (thường <80 độ C), hầu hết tất cả vật liệu đều chịu được nhiệt độ này.

    Tuy nhiên cần lưu ý rằng trong trường hợp đặc biệt, nhiệt độ lưu chất cao (>80 độ C), vì việc lựa chọn vật liệu phù hợp là yếu tố quyết định hàng đầu.

    Với những thông tin như trên, chúng tôi đã cung cấp cho các bạn những thông tin cần biết về các loại đồng hồ áp suất hiện nay trên thị trường Việt Nam. Tùy vào mục đích sử dụng cũng như là kinh phí đầu tư mà ta sẽ lựa chọn loại đồng hồ phù hợp. Việc lựa chọn đúng loại đồng hồ cần dùng sẽ làm tăng độ bền của sản phẩm, giảm chi phí đầu tư cũng như giảm thiểu rủi ro khi sản xuất. Ngoài ra, chúng ta có thể phân loại các loại đồng hồ áp suất như sau:
     

    B. Phân loại các loại đồng hồ áp suất tại Việt Nam.

    Có khá nhiều loại đồng hồ áp suất trên thị trường Việt Nam hiện nay. Và mỗi loại đồng hồ sẽ được dùng trong một môi trường cụ thể. Và để đảm bảo độ bền và độ chính xác khi sử dụng, ta phải hiểu rõ về các loại đồng hồ áp suất này. Có thể phân loại các loại đồng hồ áp suất dựa vào nhiều tiêu chí khác nhau. Về công dụng của đồng hồ áp suất có các loại:

    Đồng hồ áp suất nước có vật liệu toàn bộ bằng inox:

    Đây là loại đồng hồ áp suất thường gặp nhất trên thị trường vì dải đo đa dạng, thích hợp cho hầu hết các ứng dụng đo áp suất nước, đo áp suất khí như hệ thống nước làm mát, hệ thống chiller, hệ thống nước nóng, nước lạnh,… Vật liệu của đồng hồ được làm toàn bộ bằng inox, từ vỏ đồng hồ đến chân ren. Vì làm bằng inox nên phần chân ren kết nối có thể chịu được nhiệt độ cao và có khả năng chống ăn mòn, chống oxy hóa. Đồng hồ đo áp suất thủy lực được sử dụng rất bền, đáp ứng nhu cầu làm việc nặng nhọc, tỉ mỉ và liên tục.

    Đồng hồ áp suất inox có dầu đường kính mặt 100mm

      

    Đường kính mặt đồng hồ sẽ quyết định khá nhiều đến giá thành của đồng hồ. Vì thế, khi lựa chọn, ta phải lưu ý đến vấn đề này. Thông thường mặt đồng hồ sẽ có các đường kính: 50mm, 63mm, 100mm, 150mm, 250mm. Nếu ta cần lắp đồng hồ ngang tầm mắt để dễ quan sát thì nên chọn loại 63mm trở xuống. Ngược lại nếu lắp trên cao hoặc lắp ở xa thì nên chọn loại 100mm trở lên.

    Đồng hồ áp suất thân inox chân ren đồng có dầu đường kính mặt 100mm

     

    Đồng hồ áp suất thân thép chân ren đồng đường kính mặt 100mm

    Đồng hồ áp suất có dầu:

    Loại đồng hồ áp suất có dầu thường được sử dụng tại những nơi có nhiều rung động như trên đường ống dẫn nước, dẫn khí… phần dầu trong đồng hồ chủ yếu đưa vào đồng hồ là để chống rung kim, thường được gắn trên các đường ống có bơm, máy nén khí và các thiết bị máy móc có độ rung động cao khi hoạt động. Khác với loại trước đây, đồng hồ đo áp suất có dầu có thể bảo vệ kim đồng hồ và hiển thị áp suất chính xác khi môi trường có nhiều chấn động, rung lắc, phù hợp với điều kiện làm việc của máy móc, thiết bị cơ giới. Mặt chứa dầu trong sẽ không bị ngưng tụ hoặc đông lại khi nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp.

    Đồng hồ áp suất có dầu đường kính mặt 63mm

    Đồng hồ áp suất dạng màng:

    Loại này tương tự như đồng hồ đo áp suất truyền thống nhưng phần ren của đế được kết nối bằng màng bảo vệ tránh tiếp xúc trực tiếp với môi chất. Loại này chuyên dùng trong lĩnh vực thực phẩm, đồ uống, thiết bị y tế…

    Đồng hồ áp suất dạng màng


    Loại đồng hồ áp suất này thường được dùng trong các ứng dụng đo áp suất trong môi trường có lẫn nhiều tạp chất, dung dịch sệt… như trong các nhà máy giấy, lò gốm, lò gạch…
    Đối với những môi trường này, khi sử dụng các loại đồng hồ áp suất thường thì không sử dụng được. Bởi vì các tạp chất hoặc dung dịch sệt sẽ đi vào phần chân ren và ống bourdon (bộ phận chính để đo áp suất) làm nghẹt đồng hồ.

    Đồng hồ áp suất dạng màng dùng trong ngành hóa chất, thực phẩm, dược phẩm

    Còn đối với loại đồng hồ áp suất màng này với cấu tạo đặc biệt có 1 lớp màng chắn phía dưới chân kết nối để ngăn không có các lưu chất này đi vào phần chân đồng hồ làm nghẹt ống bourdon.
    Ngoài ra, đồng hồ này có thiết kế dễ tháo lắp để vệ sinh nên rất tiện dụng.
    Chính vì những ưu điểm đó, nên đồng hồ áp suất dạng màng là một tiêu chuẩn bắt buộc khi dùng trong các môi trường thực phẩm, dược phẩm, hóa chất ăn mòn hoặc trong các nhà máy giấy.

    Đồng hồ đo áp suất điện tử:

    Đây là loại đồng hồ đo áp suất mặt số điện tử cao cấp nhất trên thị trường hiển thị các thông số áp suất chính xác và cụ thể không có cân và số truyền thống, tuy nhiên giá thành khá cao, đó là điều mà hầu hết khách hàng cho rằng dụng cụ này dùng để kiểm tra, thử nghiệm đường ống hoặc dùng để hiệu chỉnh thiết bị trước khi sử dụng.Chúng ta rất ít gặp loại đồng hồ áp suất này trên thị trường. Thứ nhất là loại đồng hồ áp suất này có độ chính xác rất cao, thông thường là 0,125% nên chỉ thích hợp dùng trong phòng thí nghiệm hoặc trong các ứng dụng đòi hỏi độ chính xác cao như dầu khí, hiệu chuẩn, xác định rò rỉ khí gas… Loại đồng hồ này có màn hình hiển thị dạng điện tử LED 7 đoạn với 4-5 số giúp dễ dàng đọc tín hiệu.

    Đồng hồ áp suất dạng điện tử
    Đồng hồ áp suất dạng điện tử

    Ngoài ra ưu điểm của các loại đồng hồ áp suất điện tử là ta có thể chuyển đổi giữa các đơn vị đo áp suất: bar, mbar, psi, InHg, cmHg, mmHg trực tiếp trên màn hình hiển thị.

    Đồng hồ áp suất đo mức nước:

    Đây là loại đồng hồ áp suất hơi đặc biệt so với các loại còn lại. Bởi vì loại đồng hồ này không có đơn vị đo là đơn vị áp suất như bar, mbar, psi, Pa, KPa…. mà lại cho đơn vị là lít (liter). Bởi vì đây là loại đồng hồ áp suất đo mức chất lỏng.
    Với đơn vị hiển thị là số lít, loại đồng hồ này được lắp đặt phía bên ngoài của bồn chứa và hiển thị luôn tín hiệu tại chỗ giúp xác định mức chất lỏng trong bồn chứa.

    Đồng hồ áp suất đo mức xăng dầu

    Đồng hồ này thích hợp trong các ứng dụng đo mức xăng dầu. Bởi vì đối với một môi trường nguy hiểm như xăng, dầu thì bạn khó lắp các thiết bị điện tử vào (dĩ nhiên là ngoại trừ các thiết bị đáp ứng chuẩn chống cháy nổ). Vì thế việc sử dụng đồng hồ đo mức dạng cơ được sử dụng trong trường hợp này.
    Tuy nhiên vì là đồng hồ dạng cơ, nên độ chính xác vẫn bị ảnh hưởng bởi kỹ thuật lắp đặt. Và mặc dù là dạng đồng hồ cơ, nhưng độ sai số của loại thiết bị này cũng cực kỳ ấn tượng, chỉ … 1,6%.

     

    Đồng hồ áp suất đo chênh áp dạng cơ:

    Đây là loại đồng hồ áp suất dùng để so sánh áp suất tại 2 nơi. Còn có tên gọi khác là áp kế vi sai, loại đồng hồ này là dạng đồng hồ cơ. Ngoài ra còn có loại đồng hồ áp suất đo chênh áp dạng điện tử.
    Loại đồng hồ áp suất đo chênh áp thường được dùng trong các ứng dụng trong phòng sạch, trong phòng mổ….

    Đồng hồ áp suất chênh áp dạng cơ loại có màng và không màng

    Dựa vào việc chênh lệch áp suất giữa 2 vị trí, người ta sẽ tính ra được lưu lượng của dòng chảy hoặc chiều cao mức chất lỏng trong bồn kín.
    Cũng giống như đồng hồ áp suất thông thường, nhưng chỉ khác là loại đồng hồ này có tới 2 đầu vào của áp suất. Và nếu cần dùng trong các môi trường thực phẩm, dược phẩm, người ta có thể lựa chọn thêm loại có màng bảo vệ.

    Đồng hồ áp suất đo chênh áp dạng điện tử:

    Bên cạnh loại đồng hồ áp suất đo chênh áp dạng cơ, ta có thêm loại đồng hồ áp suất đo chênh áp dạng điện tử. Loại điện tử sẽ có thêm màn hình hiển thị điện tử phía trên để giám sát trực tiếp tín hiệu áp suất.

    Đồng hồ áp suất chênh áp dạng điện tử hãng Beck-Đức và Georgin-Pháp

    Ngoài ra độ chính xác của đồng hồ điện tử đo chênh áp cũng cao hơn hẳn so với loại đồng hồ cơ. Độ sai số của loại này thông thường là 0,2%. Đặc biệt có thể đạt được mức tối đa là 0,04%.

     

    Đồng hồ đo áp suất chuẩn ( Test pressure gauge):

    Đây là loại đồng hồ áp suất dạng cơ có độ chính xác là 0,25%, một chuẩn chính xác rất cao đối với loại đồng hồ dạng cơ. Ngoài ra, loại đồng hồ này còn có vạch chia rất nhỏ, giúp quan sát từng mức thay đổi áp suất dù là nhỏ nhất.

    Đồng hồ áp suất hiệu chuẩn

    Và vì những ưu điểm trên, nên loại đồng hồ này thường được dùng như là đồng hồ áp suất chuẩn hoặc dùng để hiệu chỉnh cho các loại đồng hồ khác.

     

    Đồng hồ đo áp suất nước biển:

    Loại đồng hồ này là loại thiết kế đặc biệt dùng để đo áp suất dưới đáy biển. Vì vậy, loại đồng hồ này có thể chịu được áp suất cực kỳ lớn dưới đáy biển. Và vì đo trong môi trường như vậy nên loại đồng hồ áp suất này có thiết kế cực kỳ chắc chắn để giúp nó chịu được áp suất dưới đáy biển.

    Đồng hồ đo áp suất dưới đáy biển

    Thậm chí, loại đồng hồ này có thể đo ở độ sâu từ trung bình đến cực sâu (thậm chí xuống tới 6000 mét dưới đáy biển). Dải đo của loại đồng hồ này cũng rất đa dạng, từ 0,6bar đến 1600bar.

    Đồng hồ đo áp suất khí nén:

    Là loại đồng hồ áp suất có dải đo áp suất rất cao; lên đến 000bar và tối đa là 7000bar. Một con số rất lớn mà không có nhiều hãng sản xuất có thể làm được.

    Đồng hồ đo áp suất cao 0-7000bar

    Ứng dụng của loại đồng hồ này là đo áp suất lớn trong các máy thủy lực; máy nén khí hoặc máy ép…. Những nơi này thường có áp suất rất cao; nên cần phải dùng những loại đồng hồ áp suất đặc biệt.

    Đồng hồ áp suất có tiếp điểm điện / Đồng hồ áp suất 3 kim.

    Đồng hồ áp suất có tiếp điểm điện hay còn gọi là đồng hồ đo áp suất 3 kim dùng để đo áp suất và tự động đóng/ngắt các thiết bị đã được kết nối sẵn trước đó như: máy bơm, máy nén khí,… để đảm bảo hệ thống không bị quá áp. Đồng hồ đo áp suất 3 kim được sử dụng rộng rãi trong các thiết bị đầu nguồn như trạm bơm, trạm máy nén khí của các nhà máy nhiệt điện, nhà máy thủy điện/ nhiệt điện, nhà máy thép tấm, nhà máy chế biến gỗ, nhà máy xử lý nước thải, hóa chất,… 3 kim này bao gồm:

    • Kim dừng dưới (thường là kim đỏ)

    • Kim dừng trên (thường là kim xanh)

    • Kim đo giá trị thực tế (thường là kim đen)

    Đồng hồ áp suất 3 kim Stiko-Hà Lan

    Đúng với tên gọi, đồng hồ áp suất 3 kim có đến 3 cây kim trên mặt đồng hồ. Trong đó, kim màu đen hiển thị giá trị áp suất thực tế của hệ thống. 2 kim còn lại sẽ hiển thị mức áp suất cao nhất và thấp nhất. Khi sử dụng, ta sẽ điều chỉnh 2 kim này theo mức áp suất cao nhất/thấp nhất bằng núm vặn phía bên ngoài.
    Sau khi đã cài đặt giá trị cho 2 kim này; khi áp suất thực tế vượt quá giá trị cao nhất mà mình đã set thì tiếp điểm mở ra, tắt các thiết bị đã kết nối sẵn (máy bơm, máy nén khí,…).
    Ngược lại khi áp suất thực tế thấp hơn giá trị này thì tiếp điểm đóng lại; khởi động các thiết bị đã kết nối sẵn (máy bơm, máy nén khí,…).

    Đồng hồ đo áp suất khí nén

    Đây là loại đồng hồ đo và hiển thị áp suất khí nén, hơi, gas trong đường ống và trong hệ thống tại thời điểm đo, nhờ các thông số này mà kỹ thuật viên có thể vận hành hệ thống ổn định.

    Đồng hồ đo áp suất hơi nước

    Loại đồng hồ này dùng để đo áp suất của hơi nước (steam) hoặc hơi khí của các chất lỏng(vapor). Cũng giống như các loại đồng hồ đo áp suất truyền thống, loại đồng hồ đo áp suất này có hai loại là cơ và điện tử. Tuy nhiên, áp kế điện tử thường không chịu được nhiệt độ cao, nhiệt độ có thể chỉ xuống khoảng 60 độ C.

    Vì vậy nếu sử dụng áp kế điện tử để đo áp suất hơi, chúng ta cần sử dụng thêm các phụ kiện như ống siphon để giảm nhiệt độ trước khi đo. Các đồng hồ đo cơ học, nhiệt độ tối đa của phần ren của chân có thể chịu được lên 100 độ C.

    Đồng hồ đo áp suất chân không

    Đồng hồ đo áp suất chân không còn được gọi là áp kế âm. Nó được sử dụng khi áp suất trong hệ thống lớn hơn áp suất khí quyển cục bộ. Lưu ý cho khách hàng: Có thể có áp suất đo âm, nhưng không phải là áp suất tuyệt đối âm.

    Đồng hồ áp suất mặt vuông:

    Loại đồng hồ này có hình dạng khác hẳn so với các loại đồng hồ còn lại. Loại này thường dùng để lắp và quan sát áp suất trên tủ điện.

    Đồng hồ áp suất mặt vuông gắn tủ điện

    Về kiểu kết nối của đồng hồ, ta có các loại sau:

    Đồng hồ áp suất chân đứng:

    Đây là kiểu thường dùng nhất hiện nay. Loại đồng hồ này có phần chân ren kết nối nằm phía dưới đồng hồ nên rất dễ lắp đặt.

    Đồng hồ áp suất chân đứng

    Phần chân ren thì có thể bằng inox hoặc bằng đồng, tùy loại ứng dụng cần đo áp suất. Nếu đo nước sạch thì ta phải dùng chân ren bằng inox.
    Còn nếu dùng để đo nước thường, ta có thể dùng loại chân đồng cũng được.

    Đồng hồ áp suất chân sau:

    Khác với loại chân đứng, đồng hồ áp suất này có phần chân ren kết nối nằm ở phía sau mặt đồng hồ. Vị trí chân ren có thể là chính giữa đồng hồ hoặc lệch tâm 1 xíu.
    Ngoài ra thì còn có một số biến thể loại đồng hồ này như là chân sau gắn bảng và chân sau lệch tâm.

    Đồng hồ áp suất chân sau
    Đồng hồ áp suất chân sau

    Đối với loại đồng hồ chân sau gắn bảng, ta sẽ có thể gắn chặt đồng hồ vào bảng. Mục đích là để giảm rung cho đồng hồ.

     

    Lựa chọn đồng hồ áp suất chuẩn nhất?

    Đây là một câu hỏi vừa đơn giản vừa khó trả lời. Đơn giản vì chỉ cần lựa chọn đúng loại, đúng thương hiệu là được. Tuy nhiên, xét về nhiều yếu tố như chi phí đầu tư; môi trường đo áp suất hoặc độ chính xác của đồng hồ chẳng hạn. Những yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành của sản phẩm.
    Đối với những loại đồng hồ áp suất thông thường; giá chỉ trên/dưới 1 triệu đồng thì khá đơn giản. Nếu ta mua nhầm thì có thể mua lại.
    Tuy nhiên, đối với những môi trường đặc biệt hoặc các loại đồng hồ áp suất đặc biệt; việc lựa chọn chính xác từng thông số là yếu tố bắt buộc.
    Cùng Phúc Minh tìm hiểu về những thông tin cần biết khi chọn mua đồng hồ nhé.

    Dải đo áp suất:

    Đây là một yếu tố cực kỳ quan trọng khi chọn mua đồng hồ áp suất. Vì thông số này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành của đồng hồ cũng như độ bền của sản phẩm.
    Theo kinh nghiệm thì ta nên chọn đồng hồ áp suất có dải đo cao hơn 1 chút so với áp suất tối đa cần đo. Bởi vì các ống bourdon trong đồng hồ sẽ co giãn khi có áp suất đi vào. Và nếu ta chọn dải đo sát quá thì ống này sẽ giãn ra tối đa. Lâu dần sẽ làm đồng hồ bị sai số.

    Thương hiệu đồng hồ áp suất?

    Bạn chọn thương hiệu đồng hồ áp suất từ Châu Á/Trung Quốc hay là thương hiệu từ Châu Âu/G7?
    Câu trả lời của mình là nên chọn các thương hiệu từ Châu Âu hoặc G7. Vì nền công nghiệp của các nước này là cực kỳ phát triển, nên các sản phẩm của họ đạt được độ bền và độ chính xác cực kỳ cao.
    Và dĩ nhiên loại đồng hồ áp suất từ các thương hiệu Châu Âu/G7 sẽ cao hơn khá nhiều so với hàng Châu Á hoặc Trung Quốc nhưng về chất lượng, bạn hoàn toàn có thể yên tâm.

    Vật liệu sản xuất đồng hồ:

    Đối với các loại đồng hồ áp suất thường thì sẽ có 2 loại: đồng hồ áp suất với vỏ và chân ren đều bằng inox. Và một loại đồng hồ áp suất có vỏ bằng inox và chân ren bằng đồng.
    Thực tế thì ta chọn loại nào cũng dùng được. Tuy nhiên, loại đồng hồ áp suất chân đồng có 1 nhược điểm là phần chân đồng sẽ dễ bị oxi hóa. Vì thế khi sử dụng đo áp suất trong môi trường nước sạch sẽ làm giảm chất lượng nước.
    Còn riêng đối với các loại đồng hồ áp suất màng, tùy theo môi trường đo mà ta sẽ có các loại màng với vật liệu khác nhau từ tantalum đến inox và inox phủ PTFE….
    Và hiện nay, đa số các loại đồng hồ áp suất đều được sản xuất từ inox. Vật liệu Inox sẽ giúp cho thiết bị bền bỉ hơn rất nhiều.

    Cấp chính xác của đồng hồ đo áp suất:

    Quyết định đến hơn 90% giá trị của đồng hồ chính là độ sai số. Đối với đồng hồ đo áp suất dạng cơ thông thường; sai số dao động từ 1% đến 1,6%.
    Còn đối với các loại đồng hồ áp suất điện tử; độ sai số có thể đạt mức rất cao: 0,04%.
    Và đồng hồ có sai số càng thấp, thì giá sẽ càng cao.

    Môi trường đo áp suất:

    Quyết định nhiều đến độ bền của đồng hồ áp suất. Đối với từng môi trường khác nhau ta sẽ dùng loại đồng hồ tương ứng:

    • Chẳng hạn như đo áp suất trong môi trường hóa chất thực phẩm, ta dùng đồng hồ áp suất màng.

    • Đo áp suất trong phòng thí nghiệm, ta dùng đồng hồ áp suất điện tử.

    • Còn nếu đo trong phòng sạch, phòng mổ, ta dùng đồng hồ áp suất đo chênh áp.

    • Đo áp suất dưới đáy biển, ta dùng đồng hồ đo áp suất đáy biển (sub-sea pressure gauge).

    • Còn nếu ta cần dùng đồng hồ áp suất thay thế công tắc áp suất; ta dùng đồng hồ áp suất 3 kim.

     

    Các tiêu chí khi lựa chọn đồng hồ đo áp suất:

    Lựa chọn đồng hồ đo áp suất không phải quá khó, tuy nhiên có 6 tiêu chí để khách hàng xác định được loại đồng hồ đo áp suất mình cần, đó là:

    1. Chân kết nối

    Một số loại chân kết nối mà chúng tôi yêu cầu là chân đứng, chân sau, chân sau lệch tâm, chân sau giữa tâm, … Lựa chọn loại chân dựa trên vị trí lắp đặt, không gian và kiểu lắp.

    2. Loại đồng hồ

    Tùy theo môi trường lắp đặt mà người mua chọn loại tương thích. Hiện tại có hai loại đồng hồ: có dầu và không dầu. Nếu vị trí lắp đặt có rung động mạnh thì chọn đồng hồ áp có dầu sẽ là phương án rất hợp lý, ngược lại các vị trí lắp đặt chắc chắn, ít có rung lắc thì khách hàng nên chọn loại không dầu để tiết kiệm chi phí hơn.

    3. Kích cỡ ren

    Khi mua đồng hồ đo áp suất mà chúng ta không quan tâm đến kích cở ren, loại ren thì chắc chắn chúng ta sẽ tốn thời gian và cần có adapter để chuyển đổi kết nối, rất cồng kềnh,… theo chúng tôi nếu đồng hồ đo áp suất có mặt từ ​​80mm trở xuống thì chọn các loại ren phổ biến như: G¼, PT¼, NPT¼, G3/8, PT3/8, NPT3/8. Nếu mặt 100mm trở lên thì chọn kích thước ren G½, PT½, NPT½,…

    4. Thang đo phạm vi đo áp suất

    Biết cách chọn đồng hồ đo áp suất chia độ đòi hỏi người sử dụng phải xác định được áp suất tối thiểu và áp suất tối đa của hệ thống. Đồng hồ đo áp suất thích hợp là khi có thang đo áp suất lớn hơn 20 đến 30% áp suất cần đo khi hệ thống đang chạy. Thang đo được hiển thị rõ ràng trên mặt số với nhiều vạch. Giá trị của mỗi thanh có thể là 0.25 bar, 0.5 bar, 0.2 bar tùy loại.

    5. Đường kính mặt đồng hồ.

    Để thuận tiện cho việc quan sát, khách hàng nên chọn đồng hồ có đường kính phù hợp. Có một số đường kính mặt số mà chúng ta thường gặp như: 40mm, 50mm, 63mm, 100mm, 150mm. Vị trí lắp đặt xa hay gần tầm mắt người là một yếu tố quyết định khi chọn đồng hồ.

    Lưu ý: mặt số càng lớn thì giá càng cao, vì vậy mọi người cần xem xét chất làm lạnh trong hệ thống, đồng hồ đo sao cho phù hợp mà còn cả độ bền của nó.

    6. Môi chất trong hệ thống

    Bất kể môi chất là nước hay khí nén, nhiều người thích đồng hồ có vỏ bằng thép, chân ren bằng đồng có giá cả phải chăng hơn. Đối với các môi chất như sản phẩm hóa chất, nước nóng, hơi nước nóng hoặc các chất có tính axit, thực phẩm, đồng hồ được làm toàn bộ bằng thép không gỉ là lựa chọn tối ưu để đảm bảo tuổi thọ của sản phẩm.

    Trước khi lựa chọn đồng hồ, khách hàng nên xác định rõ mục tiêu như: loại đồng hồ phải có đầy đủ chức năng và đáp ứng các yêu cầu về thông số kỹ thuật, giá thành rẻ, nhà sản xuất uy tín. Tuy chỉ là phụ kiện nhưng việc lựa chọn đồng hồ đo áp suất là một vấn đề đau đầu của nhiều người. Chúng tôi hy vọng bài viết này sẽ giúp ích được nhiều cho quý khách hàng và có những thông tin hữu ích giúp bạn tự tìm mua đồng hồ đo áp suất phù hợp nhất.

    Bạn thấy đó, có rất nhiều loại đồng hồ áp suất có mặt trên thị trường hiện nay. Và cũng như mình đã trao đổi lúc đầu; tùy từng môi trường khác nhau mà ta sẽ chọn loại tương ứng. Vì thế, khi cần tư vấn và báo giá nhanh nhất, hãy nhanh tay liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại hoặc zalo 0907450506 / 0902720814 hoặc email info@pm-e.vn.

    Bài viết liên quan

  • Van công nghiệp là gì?
    • Van công nghiệp là gì?

      25/04/2024

      Van công nghiệp là gì? Van công nghiệp (Industrial Valves) là thiết bị cơ khí được sử dụng trong các hệ thống đường ống trong các môi trường sản xuất công nghiệp, dùng để điều chỉnh và kiểm soát dòng chảy lưu chất đi qua bên trong đường ống. Van công nghiệp được sản xuất đa dạng về mẫu mã và chủng loại, tuỳ vào môi chất sử dụng, vị trí lắp đặt và nhu cầu sử dụng van trong thực tế. IWISU phân phối ra thị trường các loại van công nghiệp nhập khẩu chính hãng với giá thành cạnh tranh nhất, giúp khách hàng trải nghiệm và sử dụng được các dòng van chất lượng nhất thị trường.

  • Tư vấn và cung cấp van công nghiệp Sài Gòn chất lượng cao
    • Tư vấn và cung cấp van công nghiệp Sài Gòn chất lượng cao

      11/10/2023

      Bạn đang tìm kiếm một đối tác tin cậy trong việc cung cấp và tư vấn về van công nghiệp Sài Gòn? Công ty Phúc Minh chúng tôi tự hào là địa chỉ đáng tin cậy cho mọi nhu cầu về van và thiết bị công nghiệp. Với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, chúng tôi cam kết mang đến cho bạn những giải pháp tối ưu và sản phẩm chất lượng cao.

  • Van công nghiệp giá bao nhiêu? Hướng dẫn lựa chọn đúng giá
    • Van công nghiệp giá bao nhiêu? Hướng dẫn lựa chọn đúng giá

      11/10/2023

      Một trong những thách thức quan trọng khi tìm mua van công nghiệp là làm thế nào để biết được giá cả hợp lý và lựa chọn đúng sản phẩm cho nhu cầu cụ thể của bạn. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề "Van công nghiệp giá bao nhiêu?" và cung cấp hướng dẫn lựa chọn đúng giá.

  • Tìm hiểu về các cty van công nghiệp hàng đầu và uy tín
    • Tìm hiểu về các cty van công nghiệp hàng đầu và uy tín

      11/10/2023

      Trong ngành công nghiệp, van công nghiệp đóng một vai trò không thể thiếu trong việc điều khiển dòng chảy của các chất lỏng, khí, và hơi nước trong các hệ thống sản xuất và quản lý. Để đảm bảo tính an toàn, hiệu suất và tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật và môi trường, việc lựa chọn các cty van công nghiệp hàng đầu và uy tín là quyết định quan trọng.

  • Các hãng van công nghiệp tiêu biểu: Lựa chọn đáng tin cậy cho doanh nghiệp
    • Các hãng van công nghiệp tiêu biểu: Lựa chọn đáng tin cậy cho doanh nghiệp

      11/10/2023

      Trong ngành công nghiệp hiện đại, việc lựa chọn các thiết bị van công nghiệp đáng tin cậy là một phần quan trọng trong việc đảm bảo hiệu suất và an toàn của hệ thống sản xuất. Các hãng van công nghiệp hàng đầu đã thiết lập một tiêu chuẩn cao về chất lượng và độ tin cậy, và dưới đây là một số hãng tiêu biểu bạn có thể tin cậy cho doanh nghiệp của bạn.

    Hỗ trợ trực tuyến
  • Tư vấn - Báo giá
    Tư vấn - Báo giá
  • Tư vấn - Kỹ thuật
    Tư vấn - Kỹ thuật
  • Tư vấn - Báo giá
    Tư vấn - Báo giá
  • Tư vấn - Kỹ thuật
    Tư vấn - Kỹ thuật
  • Tư vấn - Báo giá
    Tư vấn - Báo giá
  • Sản phẩm nỗi bật