92/38, Đường số 12, Khu phố 18, P.Bình Hưng Hòa, Q.Bình Tân, Tp.Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Van giảm áp là gì? Cấu Tạo, Nguyên Lý Hoạt Động, Cân Chỉnh và Phân Loại của Van Giảm Áp.

  • 02/10/2024
  • Cấu Tạo, Nguyên Lý Hoạt Động và Phân Loại của Van Giảm Áp.

    Van giảm áp là gì?

    Van giảm áp (Pressure Reducing Valve) hay còn được gọi là van điều áp, van ổn áp, van điều tiết áp suất,… Là loại van công nghiệp được lắp lên đường ống, có chức năng làm giảm áp suất và ổn định áp lực đầu ra, để áp lực đầu ra luôn nhỏ hơn áp lực đầu vào của hệ thống, giúp các lưu chất có thể truyền đi dễ dàng đến các thiết bị khác nhau. nhưng áp suất không bị chênh lệch quá nhiều.

     

    Pressure Reducing Valve cho phép người vận hành điều chỉnh áp lực đầu ra gần đúng với con số mong muốn, miễn là con số đó tương thích với các kết nối khác. Từ đó, cho dù lưu chất có dòng chảy mạnh hay yếu thì áp lực qua van vẫn sẽ được điều chỉnh phù hợp, không hề thay đổi.

    Van giảm áp thường được làm bằng các loại hợp kim như gang, đồng, thép, inox,… Tùy theo nhu cầu sử dụng và kinh phí mà có sự lựa chọn cho phù hợp.

    Thiết bị này được dùng nhiều trong các nhà máy nén khí, các đường ống dẫn nước, ngành khai thác mỏ,…

    Video giới thiệu về Van giảm áp của nhà sản xuất OCV - MỸ. Van Giảm Áp Công Nghiệp chất lượng cao.

    Định mức áp suất của van giảm áp là gì?

    Khi dòng lưu chất được đưa vào hệ thống, các tác động bên trong ống cũng như tốc độ dòng chảy sẽ tạo áp suất cao, khiến áp lực dòng chảy tăng lên và cao hơn cả áp suất đầu vào.

    Tuy nhiên, đến một lúc nào đó, đòi hỏi hệ thống phải phân chia lưu chất vào từng nhánh hoặc thiết bị khác nhau. Mỗi nhánh sẽ có loại áp suất khác nhau và thông thường đều thấp hơn áp suất của ống. Vì vậy, để đảm bảo áp suất đầu ra của những nhánh này được tương thích và phù hợp, không bị chênh lệch quá nhiều, người ta sẽ gắn vào ống một van giảm áp để tạo ra áp suất định mức.

    Khi đi qua van, áp suất của lưu chất dù cao hay thấp đều sẽ bị biến đối về áp suất định mức này, tùy theo con số mà người vận hành mong muốn. Loại van này có thể điều chỉnh cho cả van giảm tác động trực tiếp và van giảm tác động gián tiếp.

    Cấu tạo của van giảm áp

    Van giảm áp có nhiều loại cấu tạo và hình dạng khác nhau. Tuy nhiên, theo nguyên lý hoạt động, hai loại cơ bản có thể kể đến là: Van giảm tác động trực tiếp (Direct Operated Pressure Reducing Valve) và van giảm tác động gián tiếp (Indirect Operated Pressure Reducing Valve).

    Van giảm áp có 2 loại là van giảm áp tác động trực tiếp và van giảm áp tác động gián tiếp

    Cấu tạo và hình ảnh Van giảm áp tác động trực tiếp.

    Cấu tạo van giảm tác động trực tiếp

    • Thân van: Có nhiệm vụ chứa đựng và bảo vệ các thành phần bên trong thân. Kết nối với hệ thống bằng phương thức nối ren, nối hàn, mặt bích… cùng với nắp van tạo thành một thiết bị hoàn chỉnh, khép kín.
    • Nắp van: Liên kết trực tiếp với thân van để đóng kín thiết bị, không cho lưu chất bị trào ngược ra ngoài trong quá trình hoạt động.
    • Lò xo áp lực van: Bao gồm lò xo điều chỉnh, lò xo van chính.
    • Trục van: Kết nối trực tiếp với đĩa van, có nhiệm vụ nhận lực từ tay vặn, sau đó tác động đến đĩa van, làm đĩa van hoạt động.
    • Đĩa van: Có nhiều hình dạng khác nhau từ dạng bóng, dạng đĩa chốt, dạng nón,… Khi được tác động, đĩa van sẽ thực hiện hành động nâng lên, hạ xuống, giúp giảm áp suất cho hệ thống, có khả năng chống ăn mòn và oxy hóa tốt.
    • Vít điều chỉnh áp suất: Có trách nhiệm điều chỉnh áp lực định mức cho đầu ra.

     

    Cấu tạo van giảm tác động gián tiếp:

    • Van chính: Là nơi thân van và đĩa van chính hoạt động. Được kết nối trực tiếp với ống, có chức năng điều chỉnh áp lực dòng chảy đầu ra và đầu vào của van.
    • Vít điều chỉnh: Nơi điều chỉnh áp suất đầu ra của van.
    • Lo xo điều chỉnh: Khi thực hiện hành động điều chỉnh, vít điều chỉnh sẽ tác động lực lên lò xo, từ đó truyền tín hiệu đến bộ điều khiển.
    • Bộ điều chỉnh: Bộ điều chỉnh tự động, là nơi nhận tín hiệu của áp suất đầu ra. Van điều chỉnh có nhiệm vụ điều chỉnh áp suất tác động đến đĩa van, tạo nên sự cân bằng giữa áp suất trong van và áp suất đầu ra của van.
    • Bộ điều khiển: Có nhiệm vụ quan trọng, tác động trực tiếp lên lò xo của van chính, giúp điều chỉnh độ mở của van chính, từ đó giúp tăng hoặc giảm áp suất đầu ra để lưu chất có thể lưu thông một cách dễ dàng đến các thiết bị khác mà không có sự chênh lệch.

     

    Nguyên lý hoạt động của van giảm áp

    Vì có cấu tạo khác nhau nên van giảm tác động trực tiếp hoặc van giảm tác động gián tiếp cũng sẽ có nguyên lý hoạt động khác nhau. Tuy nhiên chúng cũng có điểm chung là điều chỉnh áp suất dựa vào độ nén của lò xo điều chỉnh.

    Nguyên lý hoạt động của van giảm áp gián tiếp - dựa vào độ nén của lò xo để điều chỉnh áp suất đầu ra cho van

     

    Nguyên lý hoạt động của van giảm áp tác động trực tiếp

    Ở trạng thái bình thường, van mở hoàn toàn, độ rộng của cửa van sẽ thiết lập bằng vít điều chỉnh, điều này sẽ tác động trực tiếp đến lò xo van, chỉ cần tăng hoặc giảm  độ nén của lò xo để tăng hoặc giảm áp. Áp suất định mức sẽ luôn giữa cho giá trị của áp suất đầu ra được ổn định và không thay đổi.

    • Tăng áp suất đầu ra của van: Thực hiện vặn vít theo chiều kim đồng hồ, lò xo van bị tác động dẫn đến độ nén tăng. Hành động này sẽ làm giảm khẩu độ trực tiếp của van chính, tăng khe hở giữa ghế van và đĩa van. Lưu lượng dòng chảy của lưu chất qua van chính tăng, từ đó làm tăng áp suất đầu ra của van.
    • Giảm áp suất đầu ra của van: Người vận hành chỉ cần vặn vít theo chiều ngược lại kim đồng hồ để độ nén lò xo giảm. Điều đó sẽ làm cho khe hở giữa ghế van và đĩa van hẹp lại. Lưu lượng dòng chảy của lưu chất qua van sẽ giảm, từ đó làm giảm áp suất đầu ra của van.

    Nguyên lý hoạt động của van giảm áp tác động gián tiếp

    Ở loại van này sẽ có một sự khác nhau so với loại van tác động trực tiếp là điều chỉnh sao cho cân bằng giữa áp suất đầu ra và áp suất tác động lên màng van chính. Sau đó thiết lập độ mở lớn, nhỏ của van chính để đạt được áp suất mong muốn.

    • Tăng áp suất đầu ra: Vặn vít theo chiều quay của kim đồng hồ, điều này sẽ tạo nên momen xoắn tác động đến lò xo làm cho độ nén lò xo tăng lên. Bằng cách này, khẩu độ của van điều chỉnh được mở rộng, làm giảm áp lực lên màng van chính, giúp mở rộng khe hở giữa ghế van và đĩa van. Từ đó, lưu lượng dòng chảy đi qua van chính sẽ tăng hơn, làm tăng áp suất đầu ra của van.
    • Giảm áp suất đầu ra: Vặn vít theo chiều ngược lại kim đồng hồ để giảm độ nén của lò xo. Lực nén lò xo giảm, khẩu độ của van điều chỉnh sẽ nhỏ lại, áp lực lên màng van chính tăng lên làm khe hở giữa ghế van và đĩa van hẹp lại. Lưu lượng dòng chảy đi qua van chính giảm sẽ làm giảm áp suất đầu ra của van.

    Thông số kỹ thuật của một số hãng Van giảm áp.

    Mỗi loại van giảm áp sẽ có những thông số kỹ thuật khác nhau tùy vào nhu cầu sử dụng, dưới đây là bảng thông số kỹ thuật của một số hãng van giảm áp:

    Van giảm áp hãng OCV Mỹ:

    • Model/Series: 127
    • Cv range: 2.3 ~ 6210
    • Kích thước: Từ DN32(1.1/4") – DN600 (24")
    • Vật liệu: Gang dẻo, Thép đúc, Đồng, Inox.
    • Kiểu kết nối: bích ANSI150# và ANSI300#
    • Áp suất hoạt động tối đa: 740 psi 
    • Dãy suất đầu ra: 5~740 psi (tùy size, tùy vật liệu, chọn dãy lò xo khi đặt hàng.)
    • Nhiệt độ tối đa: 400 độ F (~204 độ C)
    • Lưu chất sử dụng: Nước
    • Xuất xứ: Mỹ

    Van giảm áp hãng VENN Nhật:

    • Model/Series: RP6-B
    • Cv range: 1 ~ 256
    • Kích thước: Từ DN15 (1/2") – DN200 (8")
    • Vật liệu: Gang xám
    • Kiểu kết nối: bích JIS10K FF
    • Áp suất hoạt động tối đa: 1.0MPa
    • Dãy suất đầu ra: 0.03~0.8MPa
    • Nhiệt độ tối đa: 184 độ C.
    • Lưu chất sử dụng: Hơi nước (Steam)
    • Xuất xứ: Nhật

    Van giảm áp hãng Yoshitake Nhật:

    • Model/Series: GP-1001V
    • Cv range: 1 ~ 256
    • Kích thước: Từ DN15 (1/2") – DN100 (4")
    • Vật liệu: Gang dẻo
    • Kiểu kết nối: bích JIS10K FF
    • Áp suất hoạt động tối đa: 1.0MPa
    • Dãy suất đầu ra: 0.05~0.9MPa
    • Nhiệt độ tối đa: 220 độ C.
    • Lưu chất sử dụng: Hơi nước (Steam), Khí (Air)
    • Xuất xứ: Nhật

    Van giảm áp hãng Samyang Hàn Quốc:

    • Model/Series: YPR-1S
    • Cv range: 1 ~ 256
    • Kích thước: Từ DN15 (1/2") – DN200 (8")
    • Vật liệu: Gang xám
    • Kiểu kết nối: bích KS 10K RF (~ JIS10K RF)
    • Áp suất hoạt động tối đa: 10 kgf/cm2g
    • Dãy suất đầu ra: 0.35~8 kgf/cm2g
    • Nhiệt độ tối đa: 220 độ C.
    • Lưu chất sử dụng: Hơi nước (Steam), Khí (Air)
    • Xuất xứ: Hàn Quốc

     

     

    YPR-1S Type PRESSURE REDUCING VALVE

     

    THÀNH PHẦN VẬT LIỆU

     

    Thành Phần Vật Liệu
    Thân Van Gang xám
    Nắp Gang xám
    Đĩa Đồng - Cast bronze
    Đệm Đồng - Cast bronze

    QUY CÁCH

    (mm))

    Size L d H1 H2 Cv Weight(kg)
    152 1/4" 63 230 1 8.0 (1/2")
    15
    152 1/4" 63 230 2.5 8.0 (3/4")
    20
    170 1/4" 71 255 4 12.5 (1")
    25
    200 1/4" 81 265 6.5 16 (1 1/4")
    32
    200 1/4" 81 265 9 16.5 (1 1/2")
    40
    215 1/4" 86 270 16 21 (2")
    50
    245 3/8" 110 285 25 29 (2 1/2")
    65
    285 3/8" 130 295 36 39.5 (3")
    80
    320 3/8" 148 308 64 68 (4")
    100
    380 3/8" 173 368 100 83.3 (5")
    125
    420 3/8" 189 378 144 101 (6")
    150
    500 3/8" 229 451 256 183 200(8")

     

    Phân loại van giảm áp

    Có nhiều loại Pressure Reducing Valve trên thị trường với những đặc điểm riêng biệt. Vì vậy, để thuận tiện cho người sử dụng, dựa vào một số tiêu chí. thiết bị này được phân chia thành nhiều loại khác nhau như:

    Phân loại theo phương thức hoạt động

    Van giảm áp tác động trực tiếp

    Loại van này thường được làm bằng các loại hợp kim rắn như inox, đồng, gang, thép,… thường có cấu tạo đơn giản hơn so với loại van gián tiếp.

    Khi tác động một lực bằng cách xoay vít sẽ tác động trực tiếp đến lò xo của van, điều này sẽ làm tăng hoặc giảm độ nén của lò xo, giúp mở rộng hoặc thu hẹp khoảng cách giữa ghế van và đĩa van, từ đó sẽ làm tăng hoặc giảm áp suất đầu ra của hệ thống.

    Van giảm áp gián tiếp

    Loại van này hoạt động trên cơ chế gián tiếp và có cấu tạo phức tạp hơn van giảm áp trực tiếp. Cơ chế hoạt động dựa trên việc điều chỉnh sao cho cân bằng giữa áp suất đầu ra và áp suất tác động lên màng van chính. Sau đó thiết lập độ mở lớn, nhỏ của van chính để đạt được áp suất mong muốn.Có tỉ lệ giảm áp cao nhưng van điều chỉnh dòng chỉ cho phép điều chỉnh một mức nhỏ áp suất tại mỗi lần điều chỉnh.

    Phân loại theo môi trường sử dụng

    Van giảm áp nước

    Có tên gọi khác là van giảm áp cấp nước. Loại van này có công dụng giảm áp suất và ổn định áp lực đầu ra cho hệ thống, bảo vệ an toàn cho đường ống và các thiết bị, thường được sử dụng nhiều trong các hệ thống cấp nước công nghiệp và dân dụng.

    Thông thường, lưu lượng dòng chảy quá lớn sẽ tạo ra áp suất nước trong hệ thống khá cao. Vì vậy, van giảm áp là một công cụ tuyệt vời để giúp cân bằng áp lực nước đầu ra, tránh việc áp suất tăng cao sẽ gây hư hỏng cho đường ống và ảnh hưởng đến người sử dụng.

    Van giảm áp khí nén

    Còn được gọi là van chỉnh áp khí nén, van điều áp khí nén,… có nhiệm vụ điều chỉnh áp suất khí, nhằm đảm bảo ổn định áp suất đầu ra đến các ứng dụng, thiết bị khác, giúp hệ thống và các máy móc khác có thể hoạt động bình thường.

    Loại van này được dùng nhiều cho các loại máy nén khí, điều chỉnh định mức giới hạn đầu ra của hệ thống, để cho dù là áp suất trong hệ thống có thấp hoặc cao thì áp suất đầu ra cũng sẽ tương thích hoàn toàn với thiết bị.

    Van thường có đồng hồ được gắn vào 2 đầu để hiển thị áp lực đầu vào và áp suất đầu ra của hệ thống, giúp người vận hành có thể quan sát và theo dõi một cách dễ dàng.

    Van giảm áp hơi nóng

    Loại máy giảm áp này được sử dụng nhiều trong các nhà máy hơi, các hệ thống nồi hơi, lò hơi, các hệ thống sấy, hấp trong ngành công nghiệp chế biến thực phẩm.

    Loại van này còn được dùng để điều chỉnh hơi nóng đúng với áp lực và nhiệt độ để lưu hóa sản phẩm trong các nhà máy cao su, giúp điều chỉnh và duy trì sự ổn định của áp suất đầu ra theo một định mức có sẵn.

    Van giảm áp thủy lực

    Là loại van hoạt động theo kiểu gián tiếp, vật liệu chế tạo thường là gang với kích thước từ DN50 – DN500. Van hoạt động dựa vào áp lực dòng chảy đẩy vào hệ thống và áp lực dòng chảy được điều chỉnh thông qua pilot.

     

    Phân loại theo kiểu kết nối

    Mối nối hàn

    Đây là phương thức mà van sẽ được hàn kín vào trong đường ống của hệ thống, thường là những đường ống có kích thước lớn. Loại mối nối này sẽ giúp cho van có kết nối chắc chắn, không bị rơi vỡ khi có rung lắc. Tuy nhiên sẽ gây khó khăn trong việc tháo lắp để bảo dưỡng, sửa chữa.

    Mối nối ren

    Thường hoạt động ở các đường ống nhỏ có kích thước chỉ từ DN50 trở xuống, vật liệu sản xuất chủ yếu là inox, đồng, thép, gang,…

    Loại van này sẽ được kết nối với hệ thống bằng các khớp ren nên khâu lắp đặt khá đơn giản. Loại van này vô cùng tiện dụng và được sử dụng ở nhiều môi trường khác nhau. Tuy nhiên khả năng chịu được áp lực tương đối thấp nên chỉ phù hợp với các hệ thống nhỏ.

    Mối nối lắp bích

    Sử dụng ở các hệ thống có đường ống vừa và to từ DN40 – DN300, trên thân được thiết kế kèm với mặt bích để lắp đặt vào hệ thống. Mặt bích thường tuân theo các tiêu chuẩn hiện nay như ANSI, JIS, BS,DIN,… Loại van này có khả năng làm kín tốt hơn loại lắp ren, tránh dẫn đến tình trạng rò rỉ.

    Được thiết kế từ nhiều loại vật liệu khác nhau như thép, gang, đồng, inox,.. có khả năng chịu được áp lực lớn và làm việc trong nhiều điều kiện khắc nghiệt. Ưu điểm là chịu được áp lực lớn nên thường được sử dụng trong các hệ thống lớn.

    Phân loại theo vật liệu

    Van giảm áp đồng

    Đồng có đặc tính an toàn cao, chịu nhiệt và chịu bền khá tốt. Thiết kế chủ yếu của loại van này thường là kiểu lắp ren hoặc lắp bích.

    Ưu điểm là khả năng điều chỉnh áp suất khá dễ dàng, an toàn và độ bền cao nên được sử dụng trong các môi trường nước sạch cho các tòa nhà chung cư, cao tầng, trong ngành thực phẩm, y tế và một số hệ thống hơi nóng.

    Van giảm áp gang 

    Gang có độ bền cơ học cao, chống chịu được trong môi trường khắc nghiệt như có nhiệt độ cao, áp lực lớn, do đó được ứng dụng nhiều trong các hệ thống khí nén, khí nóng, các khu công nghiệp,…

    Lớp bên ngoài của van giảm áp gang thường được sơn một lớp epoxy để chống bám bụi và khả năng bị oxy hóa. Tuy nhiên, khả năng chống ăn mòn bởi hóa chất tương đối thấp.

    Van giảm áp inox

    Inox là một loại hợp kim cứng và tương đối bền, có khả năng làm việc được trong môi trường khắc nghiệt như áp suất, nhiệt độ cao. Đồng thời khả năng chống ăn mòn và oxy hóa khá tốt. Do vậy mà giá thành của loại van này thường cao hơn các loại van bằng vật liệu khác.

    Van inox được ưu tiên lắp đặt trong các hệ thống có tính đặc thù cao như các hệ thống hóa chất, xăng, gas, khí nén,…

     

     

    Ưu điểm của van giảm áp

    Là một thiết bị có chức năng bảo vệ và kiểm soát áp suất hiệu quả, Pressure Reducing Valve luôn giữ một vai trò thiếu yếu trong nhiều hệ thống đường ống, nhận được nhiều đánh giá cao nhờ những tính năng vượt trội của mình:

    • Giảm áp suất đầu ra của hệ thống để tương thích với nhiều ứng dụng và thiết bị khác nhau, ổn định hệ thống luôn ở mức an toàn, tránh gây rung lắc, rạn nứt, giảm tuổi thọ, bảo vệ các thiết bị trên đường ống, tránh xảy ra tình trạng nổ khi quá tải áp gây hư hỏng hệ thống, nguy hiểm cho người sử dụng.
    • Đa dạng về mẫu mã, vật liệu và chi phí, phù hợp với từng nhu cầu sử dụng khác nhau.
    • Có nhiều kiểu kết nối thông dụng như nối hàn, nối ren, mặt bích, thích hợp với nhiều loại ống với kích thước và chất liệu khác nhau.
    • Có thể làm việc tự động nhờ áp lực của lưu chất trong ống.
    • Chịu được áp suất cao lên đến hàng trăm bar.
    • Được ứng dụng cho nhiều loại môi trường khác nhau như lỏng, khí, hơi, hóa chất,…
    • Chế tạo từ các loại hợp kim cứng như inox, gang, đồng, thép,… có khả năng chịu ăn mòn tốt, hoạt động tốt trong các môi trường có áp suất và nhiệt độ cao.
    • Thiết kế nhỏ gọn, cơ chế làm việc đơn giản, vận hành nhanh chóng.
    • Lắp đặt đơn giản, dễ dàng tháo lắp để bảo dưỡng, sửa chữa khi cần thiết.
    • Nhiều thương hiệu để lựa chọn từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, châu Âu,…

     

     

    Bên cạnh những ưu điểm kể trên thì van giảm áp suất cũng có một số hạn chế, gây ảnh hưởng đến tính năng của van:

    • Không phát huy được nhiều hiệu suất khi dùng cho các lưu chất ở dạng rắn, dạng hạt, có nhiều tạp chất như bột, xi măng, bùn, nước thải,…
    • Do thường xuyên ngâm mình trong các lưu chất, bộ phận làm kín sẽ dễ dàng bị hư hỏng.

    Ứng dụng của van giảm áp

    Ngày nay, với những tính năng ưu việt mà thiết bị này mang lại, van giảm áp đã và đang được sử dụng rộng rãi ở hầu hết các ngành và lĩnh vực khác nhau. Đặc biệt là các lĩnh vực liên quan đến áp suất nước, áp suất khí, điều chỉnh áp suất hơi nóng,…

    Lý do thiết bị này được ưa chuộng vì một khi áp suất vượt quá giới hạn cho phép sẽ làm cho hệ thống không thể hoạt động hiệu quả, phá hỏng nhiều thiết bị, gây bị thương cho người vận hành và gây tổn thất kinh tế lớn. Một số lĩnh vực mà van giảm áp được ứng dụng nhiều nhất có thể kể đến như:

     

    Ứng dụng trong hệ thống nước, chất lỏng

    • Các hệ thống nước của tòa nhà cao tầng, điều chỉnh áp suất cho các tầng thấp hơn phía dưới để có áp lực nước sử dụng ổn định.
    • Sử dụng nhiều trong các nhà máy, khu công nghiệp, máy móc sản xuất thiết bị.
    • Ứng dụng trong các hệ thống xử lý nước công nghiệp, nước dân sinh, nước tưới tiêu, sản xuất.
    • Các nhà máy xử lý nước sạch.
    • Các nhà máy sản xuất nước giải khát, rượu, bia, sữa,…
    • Ứng dụng trong các nhà máy thủy điện, nhiệt điện.
    • Hệ thống dẫn và cung cấp nước cho tàu thủy, hệ thống ống dẫn dầu,… giúp hạn chế tối đa các sự cố có thể xảy ra do áp lực nước hoặc khí cao quá vượt mức cho phép, cân bằng áp suất hệ thống luôn nằm trong mức an toàn.
    • Các hệ thống hồ, bể bơi, công viên nước, đài phun nước,…

    Ứng dụng trong ngành chế biến thực phẩm

    Với ngành chế biến thực phẩm quy mô lớn, để mang đến sự an toàn nhất định trong sản xuất, các nồi áp suất đều sẽ được thiết kế với một van điều áp và một van xả áp lực. Điều này giúp ngăn chặn sự bùng nổ, gây nguy hiểm trong trường hợp cần phải duy trì nhiệt độ và áp suất cao để nhanh chín thực phẩm.

     

    Ứng dụng trong hệ thống khí nén

    • Hệ thống nén khí nhiệt độ cao.
    • Các hệ thống sấy, hấp, đun nấu, là, nồi áp suất, nồi hơi,…
    • Nhà máy may, nhà máy dệt.
    • Nhà máy sản xuất gỗ.
    • Nhà máy luyện kim.
    • Hệ thống khai thác khoáng sản, chất đốt, than, dầu,…
    • Được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp để thực hiện việc chạy công cụ hỗ trợ, thực hiện việc thổi sạch, bơm lốp xe, bong bóng hoặc các loại túi khí khác,… giảm áp để tránh tình trạng chứa khí quá tải, đạt đến mức độ có thể gây nguy hiểm.
    • Ứng dụng trong các lĩnh vực khoa học – kỹ thuật – đời sống khác.

     

    Cách chỉnh áp suất đầu ra của van giảm áp

    Thông thường, van giảm áp sử dụng cho nước sẽ được cài đặt mặc định là từ 3 – 5 bar. Tuy nhiên, nếu cần thay đổi áp suất của van giảm áp, chúng ta có thể thực hiện các bước sau:

    • Trước khi tiến hành điều chỉnh, cần phải đóng tất cả các loại van, vòi lắp đặt sau giảm áp trước.
    • Để điều chỉnh áp lực đầu ra của van dễ dàng, cần lắp thêm một đồng hồ đo áp lực. Việc lắp đồng hồ sẽ giúp chúng ta dễ dàng theo dõi sự biến động áp, từ đó có những điều chỉnh cho phù hợp.
    • Sau đó tiến hành tháo nắp chụp bảo vệ van.
    • Dùng cờ lê để nới lỏng ốc hãm.
    • Dùng tua vít 2 cạnh vặn xuôi theo chiều kim đồng hồ để tăng áp và vặn ngược kim đồng hồ để giảm áp.
    • Khi đạt được áp suất mong muốn, vặn chặt ốc hãm lại để cố định.
    • Sau khi hoàn thành các bước trên thì đậy nắp chụp bảo vệ lại.

    Một số lưu ý khi mua van giảm áp

    Trước khi mua van, cần nghiên cứu cụ thể từng loại để có lựa chọn cho phù hợp. Van giảm áp tương thích với hệ thống sẽ mang đến hiệu quả vận hành cao hơn. Những điều bạn cần lưu ý khi mua van là:

    • Tùy vào môi trường sử dụng mà có sự lựa chọn van phù hợp. Chẳng hạn như van inox sẽ được sử dụng trong những nơi có nhiệt độ và áp suất lớn, những loại hóa chất có tính ăn mòn. Còn dòng van gang hoặc đồng thì nên được sử dụng ở những nơi có điều kiện nhiệt độ bình thường, áp lực không quá cao, điều đó sẽ giúp tiết kiệm được nhiều chi phí.
    • Lựa chọn van tùy theo áp suất định mức của hệ thống. Áp suất định mức của các hệ thống khác nhau sẽ có sự khác nhau. Vì vậy, cần phải nắm rõ áp suất định mức của từng hệ thống để có sự lựa chọn van cho phù hợp, giúp mang đến hiệu quả làm việc tốt nhất. Theo khuyến cáo từ các nhà sản xuất, van giảm áp có áp suất an toàn cao hơn 8 – 15% so với áp suất định mức của hệ thống sẽ kích hoạt van mở một cách dễ dàng hơn.
    • Tùy theo từng hệ thống mà có sự lựa chọn kiểu dáng và mối nối cho phù hợp. Mối nối ren và mặt bích là hai kiểu mối nối mang lại hiệu quả cao, chi phí thấp và dễ dàng lắp đặt.
    • Lựa chọn những cửa hàng uy tín, những thương hiệu đảm bảo để tránh mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.

     

    Lắp đặt van giảm áp như thế nào?

    Để van giảm áp được hoạt động ổn định và bền bỉ theo thời gian, không bị rung lắc hay rách màng van, khi lắp đặt, chúng ta cần phải tuân thủ tất cả những hướng dẫn an toàn do nhà sản xuất đưa ra.

    Chú ý những mối nối, các khớp liên kết xem thống nhất chưa, xem xét chiều dài đoạn ống thẳng khi kết nối trực tiếp với Pressure Reducing Valve đã hợp lý chưa. Đồng thời, nên lắp đặt thêm đồng hồ áp suất ở cả hai phía của van để kiểm soát các thông số áp lực của van, tránh trường hợp không thể kiểm soát được các tình trạng quá tải áp.

    Có thể thấy, van giảm áp là một thiết bị tuyệt vời không thể thiếu trong hầu hết các ngành công nghiệp, đặc biệt là ngành công nghiệp chất lỏng và khí. Nhờ có Pressure Reducing Valve mà hoạt động công nghiệp trở nên dễ dàng hơn, ổn định áp suất của hệ thống, giúp hệ thống hoạt động hiệu quả, nhanh chóng và mang đến an toàn cao.

    Hình ảnh demo hướng dẫn lắp đặt cho van giảm áp cho hệ hơi nóng (steam)

    Hình ảnh demo hướng dẫn lắp đặt cho van giảm áp cho hệ nước (water)

    Hình ảnh demo hướng dẫn lắp đặt cho van giảm áp cho hệ hơi nóng (khí)

     

    Nếu bạn muốn biết thêm thông tin về van giảm áp hoặc cần đặt hàng, hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo hotline để được tư vấn cụ thể nhất. Phúc Minh tự hào là một trong những nhà cung cấp các loại van chính hãng, uy tín nhất trên thị trường hiện nay. Chúng tôi có nhiều dòng van với đa dạng mẫu mã, chất lượng và nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài, mang đến trải nghiệm tốt nhất cho người tiêu dùng.

     

    Bài viết liên quan

  • Các Loại Van Cơ Trong Ngành Van Công Nghiệp: Ưu Điểm, Nhược Điểm Và Ứng Dụng Của Chúng
    • Các Loại Van Cơ Trong Ngành Van Công Nghiệp: Ưu Điểm, Nhược Điểm Và Ứng Dụng Của Chúng

      15/10/2024

      Ngành van công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong các hệ thống đường ống, giúp kiểm soát và điều tiết dòng chảy của chất lỏng, khí, và hơi. Dưới đây là bài viết về các loại van cơ phổ biến trong ngành van công nghiệp: van cổng, van cầu, van bi, van bướm, van một chiều, van lọc Y, van kim, van góc, van màng, và van vi sinh. Chúng ta sẽ phân tích những ưu điểm, nhược điểm và ứng dụng của từng loại van.

  • 10 Loại Thiết Bị Quan Trọng Nhất Trong Các Nhà Máy Công Nghiệp
    • 10 Loại Thiết Bị Quan Trọng Nhất Trong Các Nhà Máy Công Nghiệp

      15/10/2024

      Các nhà máy công nghiệp hiện đại phụ thuộc vào một loạt các thiết bị để duy trì hiệu suất cao và đảm bảo hoạt động liên tục. Dưới đây là mô tả chi tiết về 10 loại thiết bị quan trọng nhất trong các nhà máy công nghiệp, bao gồm cả chức năng, ứng dụng, ưu điểm và nhược điểm của từng loại.

  • Nguyên Lý Hoạt Động Van Giảm Áp Samyang Hàn Quốc
    • Nguyên Lý Hoạt Động Van Giảm Áp Samyang Hàn Quốc

      15/10/2024

      Tại vị trí ban đầu, van mở hoàn toàn, độ rộng của cửa ra thiết lập bởi vít điều chỉnh. Tác dụng của van hầu như giữ giá trị áp suất đầu ra không đổi. Trong trường hợp giá trị áp suất đầu ra tăng lên trong hệ thủy lực; áp suất khoang trống nối với cửa ra của van bằng rãnh nối cũng tăng; đẩy pittong điều khiển đi lên làm giảm tiết diện của của ra; dẫn tới làm giảm áp suất đầu ra. Khi áp suất đầu ra giảm thì pittong điều khiển đi xuống làm tăng tiết diện cửa thoát; kéo theo làm tăng áp suất đầu ra.

  • Tổng quan về Van giảm áp.
    • Tổng quan về Van giảm áp.

      15/10/2024

      Van giảm áp (PRV - Pressure Reducing Valve) là một thiết bị dùng để điều chỉnh và duy trì áp suất trong một hệ thống ở mức ổn định, thấp hơn áp suất đầu vào. PRV hoạt động bằng cách giảm áp suất từ một nguồn cấp có áp suất cao xuống mức áp suất phù hợp với yêu cầu của hệ thống, giúp ngăn ngừa tình trạng quá áp và bảo vệ các thiết bị khác khỏi hư hỏng. Van giảm áp được sử dụng rộng rãi trong các hệ thống cấp nước, hơi, khí và dầu, cả trong công nghiệp lẫn dân dụng.

  • Lợi Ích, Công Dụng của Van Giảm Áp / Van Điều Áp
    • Lợi Ích, Công Dụng của Van Giảm Áp / Van Điều Áp

      02/10/2024

      Van giảm áp hay van điều áp là một trong những thiết bị quan trọng trong hệ thống đường ống công nghiệp, có tác dụng điều chỉnh áp suất và bảo vệ hệ thống khỏi sự hư hỏng do áp suất quá cao. Dưới đây là một phân tích chi tiết về lợi ích, công dụng và ứng dụng của van giảm áp.

    Hỗ trợ trực tuyến
  • Tư vấn - Báo giá
    Tư vấn - Báo giá
  • Tư vấn - Kỹ thuật
    Tư vấn - Kỹ thuật
  • Tư vấn - Báo giá
    Tư vấn - Báo giá
  • Tư vấn - Kỹ thuật
    Tư vấn - Kỹ thuật
  • Tư vấn - Báo giá
    Tư vấn - Báo giá